Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi vết thương tái phát

0
1739

Theo quy định của pháp luật thì người lao động khi nghỉ điều trị bệnh tái phát do bị tai nạn lao động sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động mà được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quyền lợi bảo hiểm khi điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát

Căn cứ Điểm a Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. 2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây: b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Theo đó, người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì không được tính hưởng chế độ ốm đau. Nhưng nếu người lao động phải điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng cho người bị tai nạn lao động có vết thương tái phát

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau: “2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007: b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó”.

Hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động có vết thương tái phát

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ đề nghị hưởng chế độ trong trường hợp được giám định lại sau khi thương tật tái phát gồm có:

Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.

Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.

Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có).

Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

Thời điểm hưởng trợ cấp 

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 47 và Khoản 2 Điều 50 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động 1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định”; “Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp: 2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa”.

Theo đó, người lao động bị vết thương tai nạn lao động tái phát thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Quy định về nghỉ dưỡng sức khi tái phát vết thương tai nạn lao động

Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Như vậy, chế độ dưỡng sức sau tai nạn lao động áp dụng cho người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi. Trường hợp của bạn là tái phát nên không được nghỉ chế độ dưỡng sức này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây