Mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

0
1337
Mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai
nạn lao động mới nhất 2019. Khi nào được hưởng chế độ tai nạn lao động? Người lao được hưởng những
quyền lợi gì khi gặp tai nạn lao động?


Trong quá trình làm việc, lao động
luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bởi do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách
quan, có thể do lỗi của người lao động bất cẩn, cẩu thả không chú ý an toàn lao động và một phần do
người sử dụng lao động không đảm bảo được những điều kiện về bảo hộ lao động, phòng bị mang tính
chất chống đối không đảm bảo chất lượng dẫn đến vấn đề an toàn lao động không được đảm bảo. Tai nạn
lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong
cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động. Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi không may gặp tai nạn lao động thì sẽ nhận được
trợ cấp như nào, mức hưởng là bao nhiêu?

 

Tư vấn mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao
động trực tuyến miễn phí: 1900.6198

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp
lý trình độ và chuyên nghiệp của mình V-Law xin gửi đến bạn bài viết về Mức hưởng,
cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất như sau:

Thứ nhất, điều kiện
hưởng chế độ tai nạn lao động:

Không phải trường hợp tai nạn lao
động nào cũng được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật mà cần đáp ứng những
điều kiện theo luật định. Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015  thì
cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Bị tai nạn tại nơi làm việc và
trong giờ làm việc.

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ
làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động

– Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở
đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Bên cạnh đó về mức độ suy giảm khả
năng lao động phải từ 5% trở lên thì người lao động mới có thể được hưởng chế độ.

Thứ hai, đối tượng được
hưởng:

Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh
lao động 2015 quy định đối tượng hưởng như sau:

– Người làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến
dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người
đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên
chức;

– Người quản lý doanh nghiệp, người
quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Công nhân quốc phòng, công nhân
công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an
nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Ngoài ra kể từ ngày 01/01/2018 người
lao động kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản có thời hạn từ 01 đến 03 tháng vẫn được hưởng chế độ
tai nạn lao động.

Thứ 3, mức hưởng và cách
tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả:

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
được tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động sau khi tai nạn và phụ thuộc yếu
tố lỗi người lao động để được hưởng mức trợ cấp một lần hay là trợ cấp hàng tháng.

+) Trợ cấp một
lần:

Trợ cấp một lần đối với chế độ tai
nạn lao động được quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

– Điều kiện để được hưởng trợ cấp
một lần thì mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn phải từ 5% đến mức
30%.

– Mức trợ cấp: Nếu suy giảm 5%
khả năng lao động thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần là 05 lần mức lương cơ sở và sau đó cứ suy giảm
thêm 01% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị quyết
49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành thì kể từ ngày 1/7/2018
đến 31/12/2018 thì mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng.

Do đó mức hưởng sẽ là 5 x 1.390.000
= 6.950.000 đồng.

Sau đó giảm thêm 01% sẽ được hưởng
là 0.5 x 1.390.000 = 695.000 đồng

Bên cạnh đó ngoài mức trợ cấp trên
thì người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội như
sau:

– Dưới 01 năm thì được tính bằng 0,5
tháng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều trị.

– Trên 01 năm thì mỗi năm được tính
thêm 0,3 tháng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều
trị.

Ví dụ: Chị H bị tai
nạn giao thông trên quãng đường từ công ty về nhà, và được xác định là tai nạn lao động, giám định
suy giảm khả năng lao động là 15%, vậy chị H được hưởng trợ cấp một lần. Mức hưởng trợ một lần chị
H được hưởng tính như sau:

Suy giảm 05% khả năng lao động
= 5 x 1.390.000 = 6.950.000 đồng.

Sau đó mỗi 01% thì sẽ được hưởng =
10 x 0.5 x 1.390.000 = 6.950.000 đồng

Biết chị H đã đóng Bảo hiểm xã hội
được 3 năm, mức lương tháng trước tháng chị H xảy ra tai nạn là 3.600.000 đồng, khoản trợ cấp
tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội của chị H là: (1 x 0.5 x 3.600.000) + (2 x 0.3 x 3.600.000) =
3.960.000 đồng.

Vậy mức trợ cấp một lần mà chị H
được hưởng là: 6.950.000 + 6.950.000 + 3.960.000 = 17.860.000 đồng.

+) Trợ cấp hàng
tháng:

Mức trợ cấp hàng tháng của người lao
động khi bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động
2015.

– Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng
khi người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng từ 31% trở lên.

– Mức hưởng: Nếu suy giảm 31% khả
năng lao động sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó:

Suy giảm sức khỏe 31% = 30% x
1.390.000 = 417.000 đồng

Sau đó suy giảm 01% thì sẽ được tính
thêm 02% mức lương cơ sở = 2% x 1.390.000 = 27.800 đồng.

Ngoài ra hàng tháng người lao động
còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở
xuống được tính bằng 0.5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao
động.

Ví dụ: Anh A là
công nhân lao động, đóng Bảo hiểm xã hội được 5 năm, mức lương hiện tại của anh A là 7.300.000
đồng. Tháng 10/2018, trong quá trình làm việc tại công trường, anh A bị tai nạn và được xác định là
tai nạn lao động, giám định suy giảm sức khỏe là 53%. Như vậy anh A được hưởng trợ cấp tai nạn lao
động hàng tháng, mức hưởng của ông A được tính như sau:

– Suy giảm 31% = 30% x 1.390.000 =
417.000 đồng.

– Sau đó mỗi phần trăm suy giảm được
tính thêm 2% mức lương cơ sở = 2% x (53-31) x 1.390.000 = 611.600 đồng.

Biết mức lương tháng liền trước là
09/2018 của anh A cũng bằng mức lương hiện tại, suy ra, khoản trợ cấp theo số năm đóng Bảo hiểm anh
A được nhận hàng tháng là: (1 x 0.5% x 7.300.000) + (4 x 0.3% x 7.300.000) = 124.100
đồng.

Vậy tổng mức hưởng chế độ tai nạn
lao động hàng tháng anh A nhận được là: 417.000 + 611.600 + 124.100 = 1.152.700 đồng.

 

Luật sư tư vấn pháp luật lao động – pháp luật bảo hiểm xã
hội trực tuyến miễn phí: 1900.6198

Lưu ý: Ngoài tiền
trợ cấp do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả, người lao động bị tai nạn lao động còn có thể nhận được
khoản tiền từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật lao động 2012.

Trường hợp người lao động bị tai nạn
lao động mà không phải do lỗi của bản thân họ thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp tai nạn lao
động với mức hưởng như sau:

– Ít nhất bằng 1.5 tiền lương nếu bị
suy giảm từ 5%-10%, sau đó cứ thêm 1% hưởng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 11% đến
80%.

– Trường hợp người lao động bị suy
giảm 81% trở lên hoặc tử vong do tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho
người lao động hoặc thân nhân của họ một khoản tiền bằng 30 tháng tiền lương.

Trường hợp tai nạn lao động xảy ra
do lỗi của người lao động thì người lao động được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30% mức hưởng nêu
trên.

Ví dụ, trường hợp anh H bị tai nạn
lao động suy giảm sức khỏe 10%, trường hợp nếu tai nạn lao động này xảy ra không phải do lỗi của
anh A thì anh A sẽ được nhận 1.5 tháng tiền lương, nhưng nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của anh
A thì anh A sẽ chỉ được hưởng 30% của 1.5 tháng tiền lương này.

Tiền lương để làm căn cứ chi trả cho
người lao động là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động bao gồm cả các khoản phụ
cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về mức
hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các
dịch vụ của Luật Dương Gia về chế độ tai nạn lao động cho người lao động như sau:

Dịch vụ pháp lý của V-Law

– Tư vấn luật bảo hiểm trực
tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6198

– Tư vấn thời gian hưởng chế độ tai
nạn lao động;

– Tư vấn điều kiện hưởng chế độ tai
nạn lao động;

– Tư vấn mức hưởng chế độ tai nạn
lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây