Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con?

0
1177

Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ
sinh con? Thời gian giải quyết quyền lợi cho người lao động của cơ quan bảo
hiểm.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, Em tôi mới làm ở phòng khám bệnh
tư nhân và được công ty cho tham gia bảo hiểm gần một năm. Nay em tôi mới sinh con được 1 tháng.
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của em là 3.200.000 đồng. Vậy số tiền thai sản mà em tôi được hưởng
là bao nhiêu? Thời gian bao lâu em tôi sẽ được trợ cấp số tiền đó từ sau khi tôi thực hiện các thủ
tục xin hưởng trợ cấp? Và bây giờ, em tôi muốn giảm mức tính đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn
3.200.000 đồng có được không ạ?

Xin cảm ơn!

Luật sư tư
vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn, Công
ty LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Mức hưởng chế độ thai sản mà em bạn được
hưởng?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã
hội 2014 thì ” Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Căn cứ vào Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước gần nhất trước khi nghỉ
việc.

Do đó, mức bình quân tiền lương tháng trong 6 tháng
liền kế gần nhất trước khi nghỉ việc là (3.200.000*6)/6= 3.200.000 đồng.

Như vậy, mức hưởng một tháng bảo hiểm của em bạn là
3.200.000 đồng.

Trong trường hợp thông thường thì lao động nữ được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 6 tháng. Do đó, mức hưởng chế độ bảo hiểm
mà em bạn được hưởng 3.200.000 nhân với 6 tháng là 19.200.000 đồng.

Ngoài ra, bạn còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần
khi sinh con theo quy định của Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể như
sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận
nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở
tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường
hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02
lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Theo đó, người lao động sẽ được hưởng 2 lần mức
lương cơ sở, cụ thể là 2 x 1.150.000= 2.300.000.

2. Sau khi thực hiện thủ tục xin được hưởng
bảo hiểm thì thời hạn giải quyết của của cơ quan bảo hiểm?

Căn cứ vào khoản 3 điều 102 Luật bảo hiểm xã hội
2014 thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động cơ quan bảo hiểm
có trách nhiệm giai quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

3. Có thể giảm mức tính đóng bảo hiểm hay
không?

Do mức bảo hiểm em bạn phải đóng tính trên cơ sở
tiền lương nên chỉ trong trường hợp tiền lương của em bạn thấp hơn thì em bạn mới có thể được tính
mức bảo hiểm xã hội thấp hơn. Tuy nhiên, mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức lương tối
thiểu vùng nơi em bạn đang làm việc.

 

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa
chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì
liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   1900.6198
để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây