Mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức

0
1537

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Dưới đây là mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định chung hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Khoản 5 Điều 3 Luật viên chức năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về hợp đồng làm việc, theo đó hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Khác với hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. Theo Điều 25 Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 về các loại hợp đồng làm việc thì: “1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. 2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020; b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này; c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Như vậy, Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Khác với quy định cũ tại Luật viên chức năm 2010, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn áp dụng với 3 đối tượng Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Có nghĩa, theo Luật mới, viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2020 trở đi, không thuộc 2 trường hợp đặc biệt nêu trên, hết hợp đồng xác định thời hạn sẽ không được ký hợp đồng không xác định thời hạn mà ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn nếu đáp ứng được các yêu cầu đối với viên chức theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với viên chức

HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN

–  Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý  viên chức;

Chúng tôi, một bên là Ông/ Bà: …………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………………

Đại diện cho đơn vị(1) ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ  …………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………………

Và một bên là Ông/ Bà:  ………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày ……… tháng ….. năm ….. tại  …………………………………………………………………………..

Chức vụ, chức danh: ……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú tại: ………………………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân ………………………………………………………………………………………….

Cấp ngày ……. tháng ….. năm ….. tại ………………………………………………………………………………

Thỏa thuận ký kết Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1. Nhiệm vụ hợp đồng

– Địa điểm làm việc (2):   ……………………………………………………………………………………………….

– Chức danh chuyên môn: ……………………………………………………………………………………………..

– Chức vụ (nếu có): ……………………………………………………………………………………………………….

– Nhiệm vụ (3) …………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Chế độ làm việc

– Thời giờ làm việc (4): ………………………………………………………………………………………………….

– Được trang bị những phương tiện làm việc gồm: …………………………………………………………………

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của viên chức

1. Quyền:

– Được hưởng các quyền quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Luật Viên chức.

– Phương tiện đi lại làm việc (5):  …………………………………………………………………………………..

– Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm (mã số): …………………………………………………………

Bậc: …………….. Hệ số lương …………………………………………………………………………………………..

– Phụ cấp (nếu có) gồm (6): ……………………………………………………………… được trả ………….. lần vào các ngày ……………………… hàng tháng.

– Thời gian xét nâng bậc lương:  …………………………………………………………………………………….

– Khoản trả ngoài lương  …………………………………………………………………………………………………….

– Được trang bị bảo hộ khi làm việc (nếu có) gồm: …………………………………………………………….

– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ lễ, phép, việc riêng):………………………

– Chế độ bảo hiểm (7): ………………………………………………………………………………………………….

– Được hưởng các phúc lợi: …………………………………………………………………………………………..

– Được hưởng các khoản thưởng, nâng bậc lương, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị trong hoặc ngoài nước theo quy định của pháp luật (8):………………….

– Được hưởng các chế độ thôi việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật về viên chức.

– Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, đề nghị chấm dứt Hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

– Những thỏa thuận khác (9) …………………………………………………………………………………………..

2.  Nghĩa vụ:

– Hoàn thành nhiệm vụ đã cam kết trong Hợp đồng làm việc.

– Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc và các quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật Viên chức.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây