Nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động

0
1365

Công chức, viên chức và người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định thì được nâng bậc lương thường xuyên.

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Quy định về nâng bậc lương

Bậc lương có thể hiểu là các chỉ số liên quan đến mức độ thăng tiến về thu nhập của người lao động. Thông thường, các bậc lương khác nhau sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Và số lượng bậc lương của mỗi ngạch hiện nay thường dao động trong khoảng từ 5 – 10 bậc lương. Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng và kích thích nhân viên.

Số lượng bậc lương thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quan điểm về vấn đề trả lương của doanh nghiệp: doanh nghiệp trả lương thường để khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động thì số bậc lương của doanh nghiệp sẽ ít và ngược lại. Nếu doanh nghiệp trả lương theo bình quân thì số lượng bậc lương sẽ nhiều; Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu, tối đa của mỗi công việc, ngành nghề; Tính chất công việc, mức độ phức tạp của công việc cao đồng nghĩa với bậc lương ngày càng nhiều và ngược lại.

Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Theo quy định tại Điều 5 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội ngày 13 tháng 1 năm 2014) về điêu kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên thì công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cung trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất là điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh:

Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

Thứ hai là tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/07/2013 về hướng dẫn nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và người lao động: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên

Tuần đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý, Hội đồng lương họp, rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện trong quý; xem xét việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động. Cuộc họp của Hội đồng lương được ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng lương.

Hội đồng lương báo cáo Thủ trưởng đơn vị danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên. Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị Bộ quyết định hoặc ký quyết định theo phân cấp và gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) để quản lý chung.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây