Làm thế nào khi người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội?

0
1203
Làm thế nào khi người sử dụng lao động không
trả sổ bảo hiểm xã hội? Trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi, em tham gia bảo hiểm ở trường học thuộc
quận Long Biên với mức đóng giáo viên khoảng gần 1 triệu (người lao động đóng khoảng 400.000)
từ tháng 9/2016 – 7/2017 do hết thời hạn hợp đồng và em không gia hạn nữa. Tới tháng 9/2017 em được
đóng trường mới thuộc quận Cầu Giấy với mức đóng là hơn 4 triệu (người lao động đóng khoảng
400.000). Nhưng do trường cũ còn nợ tiền nên khất lần khất lượt không chốt sổ bảo hiểm cho em để em
nộp sang trường mới. Vậy cho em hỏi trường hợp của em có thể khiếu nại đơn vị cũ không? Và em
có thể mở sổ mới rồi sau này cộng dồn hai sổ được không? Em xin chân thành cảm
ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư
vấn: 

Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014,
đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm
công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Theo như bạn trình bày, bạn là giáo viên giảng
dạy theo hợp đồng tại trường học ở Quận Long Biên, do đó bạn thuộc đối tượng đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, đến tháng 7/2017 bạn hết hợp đồng và chuyển công tác thì trường cũ
do nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn được. Do đó, bạn
có quyền khiếu nại để yêu cầu để bảo vệ quyền lợi

theo quy định tại Điều 21 Luật
bảo hiểm xã hội 2014:

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật trực tuyến qua tổng đài:

1900.6198

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao
động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo
hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều
86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật
này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ
bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm
dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông
tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

…”.

Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy
định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng thì trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản
có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30
ngày. Do đó, khi bạn chấm dứt hợp đồng, nhà trường có nghĩa vụ chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã
hội cho bạn trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày.

Đối với trường cũ do nợ tiền bảo hiểm xã hội nên
chưa làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Theo quy định tại Mục 2 Công văn
2266/BHXH-BT sẽ giải quyết như sau:

Đối với doanh nghiệp thực sự
gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ
tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế
độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh
xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh
nghiệp để giải quyết.

Như vậy, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Phòng lao
động thương binh xã hội Quận Long Biên để yêu cầu giải quyết, đồng thời bạn liên hệ với trường học
tại Quận Long Biên để hiệu trưởng làm cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước cho
bạn để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì
mỗi người chỉ có một số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất nên bạn không thể đăng ký một số sổ bảo hiểm xã
hội khác khi làm việc tại đơn vị mới. Nay bạn đi làm tại đơn vị mới thì bạn cung cấp số sổ bảo
hiểm xã hội của bạn để tiếp tục đóng tiếp cho bạn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây