Công ty giữ sổ bảo hiểm và không trả lương cho lao động

0
1225
Tôi là công nhân cơ khí, công ty tôi còn
nợ tiền lương mềm (% trong đơn hàng ) cuả năm 2014.



Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là công nhân cơ khí, công ty tôi còn nợ tiền lương
mềm (% trong đơn hàng ) cuả năm 2014. Tôi đã làm đơn xin giải quyết mà không được chấp
thuận . Vậy tôi muốn khởi kiện có được không được ? Và thủ tục như thế nào ? công ty
tôi có người đã nghỉ việc 3 tháng mà công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội . Vậy
thì phải làm như thế nào để lấy được sổ bảo hiểm ?  Xin quý luật sư tư vấn cho
tôi có. Tôi xin chân thành cảm ơn .

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 quy
định:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt
hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi
của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30
ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ
tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ
lại của người lao động.”

Trong hợp này:

Thứ nhất: Nếu bạn chưa nghỉ việc và công ty chậm trả
lương

Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ – CP quy
định

Điều 24. Nguyên tắc
trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và
đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do
bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả
lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như
sau:


1900.6198

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không
phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì
phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi
có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ
hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo
tại thời điểm trả lương.

Thứ hai: Nếu bạn nghỉ việc mà không được thanh toán lương, và
người đã nghỉ việc ba tháng chưa nhận được lương thì bên phía công ty đã vi phạm về việc thanh toán
tiền lương và bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ – CP.

Trước tiên bạn nên gửi đơn tới công ty cũ của bạn, yêu cầu
công ty thanh toán các khoản nợ lương cho bạn, yêu cầu ghi rõ thời hạn thanh toán khoản nợ lương đó
và nếu công ty không thanh toán thì bạn sẽ gửi đơn khởi kiện tới Tòa án.

Nếu hết thời hạn mà bạn không nhận được lương theo yêu cầu
mình đưa ra thì bạn tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi công ty đóng trụ
sở.

quy định:

“Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định
tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại
khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31
của Bộ luật này.”

Về vấn đề sổ bảo hiểm

Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách
nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm
việc” và “trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm
việc”.

Như vây, hành vi giữ sổ bảo hiểm là hành vi  trái với
quy định của pháp luật, bên bạn nên yêu cầu bên phía công ty trước, nếu không thực hiện thì bạn làm
thủ tục khởi kiện như trên.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật
sư:
 1900.6198

để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây