Không trả lương theo đúng hợp đồng lao động bị xử lý như thế nào?

0
1230
Không trả lương theo đúng hợp đồng lao động
bị xử lý như thế nào? Quy định về việc ký kết hợp đồng lao động.


Tóm tắt câu hỏi Không trả lương theo đúng hợp đồng:

Em đang làm kế toán cho 1 công ty. Em ký hợp đồng
với công ty về cung cấp dịch vụ bảo vệ với mức lương 3,1 triệu đồng/tháng/nhân viên. Tuy nhiên thực
tế bên em chỉ trả cho nhân viên với mức 2,8 triệu đồng/tháng, như vậy có sai quy định hay không?
Cách khắc phục như thế nào? Chân  thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn Không trả lương theo đúng hợp đồng:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 388, Bộ luật dân sự
2005 quy định: ”Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy trong trường hợp này thỏa thuận về tiền
lương giữa bên bạn và nhân viên bảo vệ là 1 hợp đồng dân sự.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp
đồng lao động theo quy định Điều 19 Bộ luật lao động 2012 như sau:

– Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho
người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và
vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu
cầu.

– Người lao động phải cung cấp thông tin cho người
sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề,
tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người
sử dụng lao động yêu cầu.

Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2012 về nghĩa
vụ của bên sử dụng lao động như sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả
ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người
lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với
tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ
sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất
trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong
quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về
lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Như vậy trong trường hợp bạn đã thỏa thuận sẽ trả
3,1 triệu đồng/tháng/1 nhân viên. Tuy nhiên trên thực tế bạn chỉ trả 2,8 triệu đồng/tháng/nhân
viên, điều này có nghĩa rằng bên phía công ty đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng
lao động.

Với hành vi trả lương không đúng như trong hợp đồng
đã giao kết, thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định
95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:

1900.6198

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong
các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương
đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương
làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định
của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương
không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những
ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

 

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với
vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Đồng thời, người sử dụng lao động bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ
tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính
theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại
thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây