Giải quyết quyền lợi người lao động khi không có hợp đồng

0
1224
Giải quyết quyền lợi người lao động khi không có hợp đồng? Có được trả lương khi không ký kết hợp đồng lao động?
 


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, cho tôi xin hỏi một số vấn đề sau ạ. Chồng
tôi cùng với 6 người khác là tài xế lái xe du lịch cho công ty A. Ngày 23/12/2015 vừa qua tập thể
bức xúc vì những quy định của công ty là không cho tài xế và hướng dẫn đưa khách vào các tiệm bán
đồ đá thuộc khu vực Núi Non Nước, Đà Nẵng còn các khu mua sắm khác thì công ty đã có lộ trình sẵn,
tài xế không được hưởng hoa hồng gì cả…và ngoài ra công ty còn trừ 20% tiền lương trên tiền tài xế
thu hộ tiền vé của khách do chậm nộp về công ty, anh em đã làm đơn lên lãnh đạo nhưng lãnh đạo công
ty không giải quyết bên cạnh đó lương tháng 11 chậm trả, (mấy tháng trước tiền thu vé hộ được trừ
vào lương) nên tài xế không chịu nộp tiền thu hộ mà đề nghị trừ vào lương nhưng bên công ty lại
buộc nộp tiền vào mới được chuyển lương. Chồng tôi ngày 23/12/2015 báo đau nên không đi làm được,
công ty gọi ngày 24 đi làm thì chồng tôi vẫn đi nhưng xuống xin công ty lấy lại đơn để sửa lại ngày
nghỉ là 23/1/2016 cho mình và mấy tài xế kia luôn nhưng công ty không cho nên chồng tôi cũng quyết
định nghỉ luôn trong ngày đó. Trong số 7 người nộp đơn có 2 người đi làm lại đến ngày 23/1/2016.
Theo quy định công ty là làm trên 6 tháng được hưởng lương tháng 13. Đến nay công ty đã có quyết
định nghỉ việc của 5 người nhưng mỗi người có nội dung quyết định khác nhau và chưa trả sổ BHXH.
Tập thể đã gửi lên Liên Đoàn lao động nhưng chưa có câu trả lời. Chồng tôi nói là không có ký hợp
đồng thì chỉ đền bù 3 ngày lương thôi nhưng công ty không chịu và lấy hợp đồng cũ là đã ký vào
tháng 4/2015 ra là nói hợp đồng đây. Chồng tôi vào làm việc từ tháng 11/2014 thử việc 2 tháng nhưng
đến đầu tháng 4/2015 mới ký hợp đồng khi ký xong chồng tôi phát hiện trong hợp đồng đánh sai họ tên
nên trả hợp đồng lại, đến 30/4/2015 do bức xúc công việc nên chồng tôi làm đơn xin nghỉ, công ty
vẫn trả lương đến ngày 30/4/2015. Đến tháng 7/2015 công ty thiếu tài nên gọi vào làm việc chồng tôi
đồng ý và công ty nói là trước đây anh nghỉ rồi nên không tính nữa bây giờ anh vào lại thì tính như
mới vẫn thử việc 2 tháng, chồng tôi đồng ý, nhưng bây giờ chồng tôi lại nghỉ việc thì công ty nói
là đơn phương nghỉ việc nhưng thực ra chồng tôi chưa ký hợp đồng, mặc dầu công ty vẫn trừ tiền Bảo
hiểm từ lương chồng tôi. Hợp đồng họ đưa ra là hợp đồng cũ. Chồng tôi nói là tôi làm giống như thời
vụ nếu nghỉ thì chỉ có đền bù 3 ngày lương nhưng công ty lại không chịu trả lương đến ngày
23/12/2015. Công ty lúc cần tài xế thì nói ngon nói ngọt khi không cần thì đối xử vậy đó. Vậy Luật
sư cho tôi hỏi bên nào sai bên nào đúng ạ. Và cách giải quyết bây giờ ra sao?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Thứ nhất, quy định của công ty là không cho tài xế và hướng
dẫn đưa khách vào các tiệm bán đồ đá thuộc khu vực Núi Non Nước, Đà Nẵng còn các khu mua sắm khác
thì công ty đã có lộ trình sẵn, tài xế không được hưởng hoa hồng gì cả.

Về bạn chất, bạn đang làm cho một công ty du lịch, tất cả lộ
trình, hướng dẫn tới các khu theo yêu cầu của khách hàng thì đều cần có sự tuân thủ của bên công
ty, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác của khách hàng với bên công ty về lộ trình. Nên việc công
ty đưa ra lộ trình chạy xe và địa điểm nghỉ không trái quy định.

Thứ hai, công ty còn trừ 20% tiền lương trên tiền tài xế thu
hộ tiền vé của khách do chậm nộp về công ty. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012
thì:

Điều 101. Khấu trừ tiền
lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương
của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao
động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền
lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30%
tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Như vậy, việc khấu trừ lương trong trường hợp chậm nộp tiền
về công ty là không đúng quy định của pháp luật. Nếu việc châm nộp tiền về công ty phát sinh thiệt
hại thì cần phải họp kỉ luật và để ra mức bồi thường theo sự thỏa thuận của hai
bên.

Thứ ba, chậm thanh toán tiền lương. Theo quy định tại Nghị
định 88/2015/NĐ-CP thì:

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như
sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền
lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các
hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương
đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương
làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định
của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương
không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công,
những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm
từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi
phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi
phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi
phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ
301 người lao động trở lên.

Hành vi này của công ty bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ tư, việc không ký hợp đồng đối với người lao động được
coi là vi phạm pháp luật, theo đó cũng tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng 


4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động
bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động
với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao
động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh
nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau
đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao
động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở
lên.

Tổng hợp những sự việc bạn trình bày thì các trường hợp của
chồng bạn cũng như những tài xế đồng nghiệp của chồng bạn thì:

– Phía công ty sẽ bị xử phạt hành chính về vấn đề vi phạm:
chậm trả lương cho người lao động, không ký hợp đồng lao động,.

– Chồng bạn và đồng nghiệp sẽ gửi đơn lên phía liên đoàn lao
động để yêu cầu giải quyết và đồng thời nếu giải quyết không thỏa đáng thì sẽ gửi đơn lên tòa án để
giải quyết các vấn đề về lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây