Người lao động luôn đối mặt nhiều nguy cơ xảy ra lao động trong khi làm việc. Vậy theo quy định hiện hành ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động?
– Đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động
Tại Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đã quy định rõ đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc gồm:
(i) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ ngày 1/1/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
(ii) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(iii) Cán bộ, công chức, viên chức;
(iv) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(v) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học;
(vi) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc
Theo Điều 3 Nghị định số 44/2017/NĐ-CP hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động với mức đóng cụ thể như sau:
(i) 0,5% trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức… trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình;
(ii) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn…
Lưu ý: người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp… trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng là 0,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Được đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
- Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp
- Người lao động thời vụ bị tai nạn, cần làm gì?
- Dịch vụ pháp luật về lao động của Công ty Luật TNHH Everest
– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn