Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định mới nhất

0
1077

Chế độ tai nạn lao động ra đời nhằm mục đích chia sẻ, giảm bớt gánh nặng, tổn thất do tai nạn lao động gây ra cho người lao động khi tham gia vào quan hệ hợp đồng lao động. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

hỗ trợ kinh phí huấn luyện
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi, Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định rằng người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

(ii) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

(iii) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Thứ hai, bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng đề cập đến vấn đề người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Bao gồm:

(i) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

(ii) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

(iii) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Để biết thêm chi tiết về chế độ tai nạn lao động, vui lòng xem thêm bài viếtChế độ tai nạn lao động: Những quyền lợi ít người biết

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Bao gồm các loại giấy tờ sau:

(i) Sổ bảo hiểm xã hội.

(ii) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

(iii) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

(iv) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ tai nạn còn có biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm bài viết: Trồng răng giả do tai nạn lao động có được trả tiền?

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Thủ tục hưởng chế độ tại nạn lao động được thực hiện theo trình tự cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bao gồm:

(i) Sổ bảo hiểm xã hội.

(ii) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

(iii) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

(iv) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

(v) Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể hồ sơ còn có biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông

Bước 2: Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau khi người sử dụng lao động đã nộp hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm bài viếtTai nạn lao động chết người, người thân sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây