Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với người mất, giảm khả năng lao động

0
748

Mất khả năng lao động là tình trạng người lao động không còn đủ điều kiện về sức khoẻ để tiếp tục tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.

       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm về mất khả năng lao động

Trước đây theo Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, người lao động ở vào tình trạng sau đây bị coi là mất khả năng lao động: bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp mà sau khi đã chữa trị nhưng sức khoẻ vẫn không hồi phục và được xác nhận là không còn khả năng để tiếp tục tham gia quan hệ lao động; người lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; người lao động được cơ quan y tế xác nhận là bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chưa có khái niệm nào quy định về việc mất khả năng lao động. Nhưng ở đây ta có thể hiểu được mất khả năng lao động là tình trạng người lao động không còn đủ điều kiện về sức khoẻ để tiếp tục tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

Mức hưởng:

Trợ cấp hàng tháng = { 0,3 * Lương cơ sở + 0,02 * ( m- 31%)* Lương cơ sở} + { 0,0005* Lương + 0,003* ( t-1)* Lương.

Trợ cấp 1 lần = {5*Lương cơ sở + 0,5*(m-5%)*Lương cơ sở} + {0,5*Lương + 0,3*(t-1)*Lương}

Trong đó:

m: là tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động

t: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (năm)

lương: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp phục vụ:

(i) Trường hợp người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt, mù 2 mắt.. thì được ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung.

(ii) Trợ cấp một lần khi chết:

(iii) Trợ cấp 1 lần bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngoài hưởng theo chế độ tử tuất đã quy định thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm chết.

(iv) Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

(v) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng tỏng cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt thì được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

(vi) Thời điểm hưởng trợ cấp

Tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây