Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

0
1273

Để thấy được sự đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng thì được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động, còn mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo đầy đủ và kịp thời quyền lợi của người tham gia.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Điều 43 Luật việc làm 2013)

Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng không xác định thời hạn, có xác định thời hạn hoặc theo mùa vụ, theo một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Lưu ý: Trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động thì bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện với hợp đồng lao động đầu tiên. Còn người đang hưởng lương hưu và người giúp việc gia đình thì không thuộc diện tham gia.

Người sử dụng lao động có sử dụng người lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp (kể cả chỉ sử dụng 01 lao động)

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác. Ngoài ra còn có cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Thời gian làm căn cứ để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đó là tổng thể thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (cộng dồn). Thời gian đóng đã sử dụng để giải quyết trợ cấp thất nghiệp không được tính tiếp. Và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để được hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây