Thế nào là đình công hợp pháp theo quy định pháp luật

0
1768

Bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận hình thành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ thể. Vì vậy, khi quyền và lợi ích của người lao động bị xâm phạm, họ có quyền đình công. Tuy nhiên thế nào là đình công hợp pháp theo quy định pháp luật?

Nghề của bạn có thuộc top 10 nghề lương cao nhất Việt Nam?
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật , vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Đình công là gì? Đình công bất hợp pháp là gì?

Đình công là việc tập thể lao động ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có sự tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Theo đó, việc đình công có thể có đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Tuy nhiên, người lao động chỉ được bảo vệ quyền lợi chính đáng khi việc đình công là hợp pháp.

Đình công được coi là bất hợp pháp khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 204 Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, không thuộc trường hợp người lao động được quyền đình công như hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải,… theo Điều 199 Bộ luật lao động.

Thứ hai, cuộc đình công đó không phải do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

Thứ ba, có sự vi phạm các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.

Thứ tư, khi các tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.

Thứ năm, tiến hành đình công ở nơi mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người như: các đơn vị cung cấp điện, nước, tại địa bàn đang diễn ra dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp,… theo Điều 209.

Thứ sáu, khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân  tỉnh khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe của con người,…theo Điều 210

Các trường hợp được tiến hành đình công

Khi thỏa mãn một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải;

Thứ hai, ban trọng tài lao động không thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc trường hợp người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Quy định pháp luật về đình công hợp pháp

Bộ luật lao động không định nghĩa thế nào được coi là một cuộc đình công hợp pháp. Tuy nhiên có thể hiểu hợp pháp ở đây là phù hợp với quy định pháp luật, không làm những điều pháp luật cấm, không cho phép, mà chỉ thực hiện những điều pháp luật thừa nhận, cho phép.

Theo đó, nếu không vi phạm vào các trường hợp quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động, người có năng lực chủ thể thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật thì việc đình công có thể được coi là đình công hợp pháp.

Theo đó, trình tự đình công phải tuân theo quy định tại Điều 200, Điều 201, Điều 202  Bộ luật lao động 2019. Cụ thể:

Bước 1: Lấy ý kiến về đình công

Đối tượng lấy ý kiến: tất cả người lao động hoặc ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tham gia vào việc thương lượng.

Nội dung:

(i) Đồng ý hoặc không đồng ý về việc đình công;

(ii) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung: Thời điểm bắt đầu, địa điểm, phạm vi tiến hành, yêu cầu của người lao động.

Hình thức: lấy phiếu, chữ ký hoặc hình thức khác.

Tuy nhiên việc lấy ý kiến dù ở hình thức nào cũng không được gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng không được can thiệp, gây khó khăn, cản trở quá trình lấy ý kiến về đình công trên.

Thế nào là đình công hợp pháp theo quy định pháp luật
        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 2: Ra quyết định và thông báo về việc đình công:

Khi có trên 50% sự đồng ý theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao động 2019 thì tổ chức đại diện người lao động tiến hành ra quyết định đình công bằng thể hiện bằng văn bản.

Trong thời hạn ít nhất là 05 ngày làm việc trước khi ngày đình công bắt đầu, quyết định về việc đình công phải được gửi cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thế nào là đình công hợp pháp theo quy định pháp luật
               Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bước 3: Tiến hành đình công.

Đến ngày bắt đầu đình công, nếu bên sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động được phép tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công.

Đình công và giải quyết đình công

Với những cuộc đình công bất hợp pháp, theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Lao động 2019 việc xử lý được tiến hành như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ chỉ đạo, chủ trì cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lắng nghe ý kiến các bên, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết để đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Việc tổ chức trên được tiến hành trong thời hạn 12 giờ tính từ khi nhận được thông báo về cuộc đình công không tuân theo quy định tại điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này.

Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc đình công thì lập biên bản, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên.

Từng vào loại tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Đình công có được trả lương không

Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về vấn đề tiền lương của người lao động trong thời gian đình công như sau:

(i) Với người lao động không tham gia đình công nhưng bị ngừng việc vì lý do đình công

Nhóm người này vẫn sẽ được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019. Bên cạnh đó, họ vẫn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

(ii) Với người lao động tham gia đình công

Nhóm người này sẽ không được trả lương  cùng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác.

Nguyên nhân của một số vụ đình công ở việt nam gần đây

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, các cuộc đình công chủ yếu xuất phát từ sự vi phạm của người sử dụng lao động với các quyền và lợi ích chính đáng mà người lao động đáng ra được hưởng.

Điều này dẫn đến người lao động phải tiến hành đình công để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Nhiều doanh nghiệp FDI trả lương quá thấp trong khi điều kiện và cường độ làm việc cao dẫn đến sự bất bình với người lao động. Tình trạng bóc lột, làm thêm giờ, tăng ca triền miên trong khi mức lương lại thấp, các điều kiện sinh hoạt thiếu thốn không đảm bảo được đời sống cho người lao động.

Tiêu biểu là các cuộc đình công về đề nghị công khai chi trả lương, thưởng trước thời điểm Tết nguyên đán, đòi nợ lương, thanh toán tiền phép năm, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định về làm thêm giờ,…

Xem thêm nội dung: Bóc lột lao động

Thứ hai, nhận thức pháp luật của một bộ phận người lao động còn thấp

Một bộ phận người lao động chưa hiểu biết nhiều về pháp luật, dẫn đến ngày càng nhiều sai phạm của người sử dụng lao động chưa được minh bạch và giải quyết ngay từ đầu, làm quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trở nên căng thẳng, từ đó dẫn đến các cuộc đình công trên quy mô lớn.

Thế nào là đình công hợp pháp theo quy định pháp luật
           Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nguyên nhân khách quan

Do hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước ở một số địa phương chưa hiệu quả, không kịp thời nắm bắt tình hình người lao động để có các phương án phòng ngừa đình công.

Trong các vụ đình công, không có sự tham gia công đoàn và đa số công đoàn cơ sở  chỉ biết về vụ việc sau khi người lao động đã tiến hành đình công. Điều này cho thấy công đoàn cơ sở chưa thực hiện tốt vai trò đại diện tập thể người lao động. Có thể do tổ chức này chưa đủ năng lực hoặc ngại va chạm với người sử dụng lao động, chưa nắm bắt tâm tư nguyện vọng để đại diện cho tập thể người lao động đối thoại với người sử dụng lao động,….

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng về lao động hiện nay ở nước ta chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với số lượng các đơn vị có sử dụng lao động. Điều này làm công tác quản lý các vẫn đề về quan hệ lao động chưa hiệu quả và đi sâu được xuống từng cơ sở.

Ngoài ra, việc đình công ở một số nơi còn do sự kích động của một số đối tượng xấu, ép buộc công nhân tham gia. Cùng với sự hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin chính thống, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,… một bộ phận người lao động đã thụ động tiếp nhận thông tin xấu, sai lệch sự thật trên các mạng xã hội và tham gia các hoạt đông trên.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan đến lĩnh vực trên tại Luật Lao động

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây