Cẩm nang cho sinh viên mới ra trường gia nhập thị trường lao động

0
1702

Mỗi năm, nước ta có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp nhưng trong đó khoảng 10% rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vậy sinh viên mới ra trường cần trang bị những kỹ năng gì? Sau đây là bài viết về cẩm nang cho sinh viên mới ra trường gia nhập thị trường lao động.

Cẩm nang cho sinh viên mới ra trường gia nhập thị trường lao động
Để được giải đáp các thắc mắc pháp luật, liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198

Mỗi năm có bao nhiêu sinh viên ra trường?

Cả nước hiện có 240 cơ sở đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng với gần 1,7 triệu sinh viên. Hầu hết các địa phương đều có các trường đại học, cao đẳng,…trên địa bàn. Với số lượng trên, các cơ sở đầo tạo về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực có trình độ ở các địa phương.

Vì thế mà mỗi năm, số lượng sinh viên ra trường là cực kì lớn.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng trên cả nước, nhưng 10% trong số đó rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.

Điểm yếu của sinh viên mới ra trường

Thứ nhất phải kể đến là sự thụ động

Sự thụ động thể hiện rõ nhất trong việc lựa chọn trường đại học của một bộ phận không nhỏ sinh viên. Hầu như họ chưa có định hướng rõ ràng về những sở thích, đam mê,… của bản thân để lựa chọn cho mình một công việc, môi trườngphù hợp mà nhiều bạn có xu hướng chọn theo trào lưu, chọn cho có,….

Sự thụ động ấy vô tình đi theo các bạn sinh viên trong suốt mấy năm đại học. Thậm chí nhiều bạn lên giảng đường còn có suy nghĩ không cần học bài trước mờ chỉ trông đợi vào bải giảng của giảng viên. Và dần nó hình thành một thói quen đến khi ra trường và đi làm.

Thứ hai, không tự mình tìm cơ hội

Không ít bạn sinh viên mới ra trường thường chỉ thích những gì có sẵn mang đến cho mình mà quên mất một điều rằng cơ hội không phải do người khác mang lại mà do chính mình tự tìm kiếm, tự tạo ra.

Thứ ba, khả năng làm việc nhóm chưa cao

Làm việc nhóm là cách học hiệu quả nhất thời sinh viên. Tuy nhiên, thực tế  có những nhóm dù 10 người nhưng chỉ có 4-5 người thực chất làm việc, còn những người khác thì làm đối phó, quen thói ỷ lại.

Điều này làm các bạn sinh viên mới ra trường khá bỡ ngỡ, chậm thích nghi với môi trường làm việc nơi công sở,…

Thứ tư, trình độ tiếng Anh hạn chế

Có rất nhiều sinh viên mới ra trường tuy có năng lực, bảng điểm rất “đẹp” nhưng họ lại không thể tiếp cận được với các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vì học không giao tiếp bằng tiếng Anh được. Đây chính là một hạn chế lớn đã và đang đánh mất đi nhiều cơ hội đối với sinh viên hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường.

Thứ năm, hồ sơ không ấn tượng, thiếu kinh nghiệm làm việc, thực tập

Đây là vấn đề khá phổ biến, đáng quan tâm với phần lớn sinh viên mới ra trường. Không một nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển một người chưa từng được qua đào tạo thực tiễn, cũng như chưa tiếp xúc với các công việc liên quan đến vị trí mà họ yêu cầu. Vì vậy, việc chần chừ, đợi đến khi ra trường mới thực tập sẽ là một bất lợi lớn cho sinh viên hiện nay.

Cẩm nang cho sinh viên mới ra trường gia nhập thị trường lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điểm mạnh của sinh viên mới ra trường

Bên cạnh những điểm yếu trên, không ít sinh viên cũng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, có thể kể đến

 Thứ nhất, không yêu cầu lương cao

Nhiều sinh viên mới ra trường luôn đánh giá cơ hội học hỏi kinh nghiệm hơn là mức lương.

Thứ hai, dễ quản lý hơn

Do khác biệt giữa môi trường giảng đường và doanh nghiệp, sinh viên mới ra trường có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi “chính trị” nơi công sở hay chưa phải va chạm nhiều những mâu thuẫn thường gặp nơi công sở.

Những người đã đi làm lâu năm thường có nhiều vấn đề và mối quan tâm xung quanh như cạnh tranh, gia đình,… trong khi ứng viên mới ra trường chỉ tập trung hoàn thành công việc. Cái họ cần nhiều nhất là sự đào tạo và hướng dẫn từ người quản lý.

Thứ ba, khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ

Các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường thường có khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng. Trong gian đoạn kỹ thuật công nghệ hiện đại như ngày nay, doanh nghiệp dù ở bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng cần phải luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất và quan trọng không kém là những người có thể đón đầu, sử dụng hiệu quả công nghệ đó.

Thứ tư, luôn có tinh thần học hỏi và đổi mới

Không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những thay đổi, nhất là đối với người đã đi làm lâu năm và quen với cách thức làm việc của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược so với những sinh viên mới ra trường. Sự mới mẻ từ một môi trường mới sẽ mang lại hứng thú và những đổi mới cho họ cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn.

Thứ sáu, có cách nhìn nhận và ý tưởng mới

Sự sáng tạo không thể phát triển nếu bạn mãi nhìn nhận vấn đề chỉ với một góc nhìn duy nhất. Đó là vấn đề chung của nhiều người đi làm lâu năm. Trong khi đó, sinh viên mới ra trường tuy số lượng kinh nghiệm ít ỏi của mình, nhưng đôi lúc học  có những góc nhìn rất mởi mẻ và thậm chí có cách nhìn nhận vấn đề theo hướng hoàn toàn mới. Đây là nguồn để thu thập những ý tưởng cải tiến cho doanh nghiệp của bạn.

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu?

Lương khởi điểm là vấn đề được khá nhiều bạn sinh viên mới ra trường quan tâm.

Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường hiện nay có sự chênh lệch nhất định trong từng nhóm ngành nghề. Nhìn chung, đa phần mức lương của sinh viên vừa tốt nghiệp không quá cao do các bạn là người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng không quá thấp so với tấm bằng đại học, cao đẳng.

Tại một cuộc khảo sát về mức lương khởi điểm kì vọng với gần 1.600 sinh viên Việt Nam mới ra trường, kết quả của khảo sát cho thấy mức lương kỳ vọng cho việc làm đầu tiên dao động là từ 3 đến 6 triệu đồng. Trong đó 16,16% kỳ vọng mức 3-4 triệu đồng. 35,32% ở mức 4-5 triệu đồng. Và 21,35% là kỳ vọng ở mức 5-6 triệu đồng. Còn lại là đòi hỏi mức lương cao hơn 6 triệu đồng.

Xem thêm nội dung: Tìm ứng viên

Sinh viên mới ra trường cần làm gì?

Sinh viên sư phạm mới ra trường nên làm gì?

Để trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân, sinh viên sư phạm có thể tham gia một số chương trình như:

(i) Chương trình thực tập sư phạm

Đây là cơ hội quý báu, đòi hỏi các sinh viên mới ra trường phải tập trung đầu tư và tự học. Vì chưa có kinh nghiệm, nên những trải nghiệm của đợt thực tập này sẽ là điều quý giá vô cùng. Hãy cố gắng thu thập bằng chứng cho những trải nghiệm của bạn, đó sẽ là điều cần thiết cho CV của bạn sau này.

(ii) Chương trình dạy kèm cho học sinh.

Một số cơ sở giáo dục như các trường học, trung tâm dạy thêm,…cung cấp các chương trình dạy kèm cho học sinh qua đó sinh viên mới ra trường có thể thực hành việc giúp đỡ các lớp học.

(iv) Các khóa học nâng cao chuyên môn dành cho giáo viên

Tham gia các khóa học này bạn sẽ được gặp các chuyên gia, được trao đổi với các giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy từ đó có thể học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm kỹ năng, chuyên môn,…

(v) Công việc tình nguyện

Các trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, nhà chùa,… thường có các lớp học dành cho những đối tượng khác nhau. Đó là cơ hội tốt nhất để sinh viên có thể thực tập về phương pháp giảng dạy.

Sinh viên luật mới ra trường nên làm gì?

Thứ nhất, tìm hiểu sâu thêm về chuyên môn của mình

Thực tế công việc khác xa với những kiến thức được giảng dạy từ giảng đường đại học. Đại học là những kiến thức đại cương tổng quát, chưa đi sâu vào một vấn đề rõ ràng nào cả. Trong khi công việc thực tế nuôi sống bản thân bạn lại đòi hỏi những kiến thức sâu về một lĩnh vực.

Vì vậy hãy tìm hiểu sâu về một lĩnh vực nào đó, một mặt để bổ sung nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn, kiến thức mặt khác tạo lợi thế, sự khác biệt của bạn trên thị trường lao động.

Thứ hai, trau dồi ngoại ngữ mỗi ngày

“Ngoại ngữ, ngoại ngữ, ngoại ngữ”

Điều quan trọng nhắc lại 3 lần!

Tất nhiên rồi, có thể các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh đang chờ đón bạn phía trước vì vậy hãy trau dồi thêm vốn ngoại ngữ cho mình. Ngoại ngữ là thường điều kiện bắt buộc trong tất cả các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, hãy nâng cao khả năng ngoại ngữ của bạn đặc biệt là giao tiếp.

Thứ ba, luôn sẵn sàng từ công việc nhỏ nhất

Như đã đề cập trên, thiếu kinh nghiệm và thiếu tính thực tế là một trong những nhược điểm rất lơn của những sinh viên mới ra trường nói chung và sinh viên luật nói riêng. Nhiều sinh viên mới ra trường thường kì vọng rất lớn vào một công việc tốt, một vị trí cao, một mức lương ổn định,… mà thiếu sự sẵn sàng với công việc nhỏ. Điều này khiến cho nhiều bạn có những lựa chọn không phù hợp và vượt quá kì vọng.

Sinh viên dược mới ra trường nên làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên dược sẽ có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau tùy theo trình độ của mình như:

Dược sĩ cao đẳng:  Là người tốt nghiệp các trường Cao đẳng dược đảm nhiệm vai trò phụ tá, trợ lý cho các cử nhân dược hệ Đại học.

Dược tá: đây là công việc bán thuốc ở các trạm y tế hoặc trợ lý cho dược sĩ cấp cao hơn. Đây có lẽ là vị trí mà nhiều người cảm thấy quen thuộc nhất.

Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc: tại đây sinh viên sẽ được tiếp cận gần hơn về các cách bào chế thuốc, cách vận hành các máy móc trong xưởng sản xuất dược phẩm,… điều này sẽ giúp nâng cao hiểu biết, chuyên môn, kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường.

Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng: thay vì phải lệ thuộc, sinh viên có thể tự mình hoặc kết hợp với cá nhân, nhóm nghiên cứu,… để thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng,… để tạo ra những loại dược phẩm mới cho ra thị trường

Bên cạnh đó, còn nhiều vị trí khác như: dược sĩ nhà thuốc, trình dược viên, Maketing dược,…

Sinh viên ngành xây dựng mới ra trường?

Thứ nhất, nắm chắc kiến thức chuyên môn

Thứ hai, thành thạo các kỹ năng tin học cơ bản và biết sử dụng các phần mềm chuyên ngành như phần mềm quản lý dự án, phần mềm quản lý bê tông cốt thép,…

Thứ ba, thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê cho từng công việc.

Thứ tư, biết nghiên cứu, cọ xát thực tế, trải nghiệm nhiều hơn, xóa bỏ vùng an toàn của bản thân.

Thứ năm, không quá chú trọng vào lượng thưởng trong thời điểm này.

Một số câu hỏi về sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường tiếng anh là gì?

Sinh viên mới tốt nghiệp tiếng anh gọi là a recent graduate student.Ngoài ra bạn cũng có thể dùng 2 cụm từ ” a new graduate” hoặc ” a newly-graduated student”; để chỉ 1 sinh viên vừa tốt nghiệp đại học trong tiếng anh là cụm “a recent university graduate”

Thứ nhất, sử dụng thành thạo Tiếng Anh là một điểm cộng lớn với nhà tuyển dụng thông thường. Còn với những công ty nước ngoài, thì việc sử dụng tiếng Anh là điều bắt buộc. Điều này sẽ tạo cơ hội lớn cho các sinh viên mới ra trường, giúp các bạn được làm việc trong môi trường hiện đại hơn, mới mẻ hơn.

Thứ hai, tiếng Anh giúp bạn tiếp cận tri thức mới, học hỏi nhiều hơn. Ngoài tiếp cận được nền văn hóa, các lĩnh vực của Anh, tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng kết bạn ngoại quốc hơn, tăng mối quan hệ xã hội hơn.

Thứ ba, tiếng Anh giúp bạn tự tin hơn.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều lợi ích của tiếng Anh đối với sinh viên mới ra trường mà chúng tôi chưa liệt kê hết. Vì vậy, hãy luôn trau dồi ngay từ hôm nay, ngay lúc có thể nhé.

Cẩm nang cho sinh viên mới ra trường gia nhập thị trường lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp thường tuyển dụng sinh viên mới ra trường tại những web nào?

Careerbuilder.vn – website tìm việc lớn nhất thế giới

Đây là tập đoàn tuyển dụng toàn cầu, trụ sở chính tại Mỹ, được nhắc đến là mạng việc làm & tuyển dụng lớn nhất thế giới. Phiên bản careerbuilder.vn này dành riêng cho Việt Nam, toàn bộ bằng tiếng Việt và do các nhà tuyển dụng Việt đăng tuyển.

Vì bên này khá danh tiếng nên website tìm việc thiết kế vừa đẹp mắt mà lại vừa tiện lợi khi thực hiện các thao tác tìm kiếm công việc phù hợp với sinh viên mới ra trường. Đặc biệt, ở cuối mỗi thông tin tuyển dụng sẽ có gợi ý các công việc tương tự để người đọc tham khảo . Hiện nay có khoảng 13.000 doanh nghiệp Việt Nam đang đăng tin tuyển dụng tại đây với 2,1 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Mywork.com.vn

Thành lập được hơn 10 năm, Mywork có 631.000 lượt truy cập mỗi tháng. Trên trang này nếu tìm được việc phù hợp, bạn có thể tải trực tiếp CV của mình lên để ứng tuyển. Điểm đặc biệt là họ có sẵn phần thư tự giới thiệu được soạn sẵn nên sẽ tiện hơn.

Xem thêm về một số Trang web tuyển dụng

Timviecnhanh.com

Hơn 15 năm hoạt động, trang này sỡ hữu hơn 1,2 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Được thiết kế khá đẹp mắt và tiện lợi khi tìm việc vì vậy, nó khá phù hợp với sinh viên mới ra trường giống như Careerbuilder. Đặc biệt, có thể tạo CV online ở trang này và ứng tuyển trực tiếp khá nhanh chóng.

Topcv.vn – website tìm việc khá quen thuộc

Sỡ hữu hơn 1,1 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Đây là trang web tìm việc được rất nhiều người tin dùng. Tại đây, bạn có thể có thể tự tải CV lên hoặc tạo CV online để ứng tuyển trực tiếp. Hay đơn giản hơn là cứ tạo hồ sơ rồi để đó, nhà tuyển dụng sẽ vào xem và liên hệ nếu phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển.

linkedin.com

Khác với các website tìm việc đã đề cập ở trên, Linkedin không chỉ là trang web đăng tải thông tin tuyển dụng để người có nhu cầu ứng tuyển, mà nó được xem như là một trang mạng xã hội việc làm. Theo đó, các nhà tuyển dụng sẽ tạo hồ sơ công ty và thông tin tuyển dụng đăng trên web này. Còn các ứng viên có nhu cầu tìm việc cũng sẽ tạo tài khoản và đăng tải nguyện vọng tìm việc dưới dạng các status để các nhà tuyển dụng tìm đến hoặc thông qua một người thứ ba nào đó,…

Xem thêm nội dung: Tìm ứng viên trên linkedin

Vieclam24h.vn

Thành lập được hơn 16 năm, web hiện có khoảng 923.000 lượt truy cập mỗi tháng. Giống như các website tìm việc ở trên, việc làm 24h cũng có giao diện rất đẹp mắt, dễ sử dụng, có tính năng tạo hồ sơ online và có hiển thị gợi ý các công việc liên quan khi bạn đang xem một thông tin tuyển dụng nào đó.

Điểm đặc biệt của website này là phân chia công việc thành 4 nhóm, phù hợp với mục tiêu tìm việc của từng đối tượng khác nhau bao gồm: việc làm quản lý, việc làm chuyên môn, lao động phổ thông và bán thời gian.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan đến lĩnh vực trên tại Luật Lao động

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây