Điều chuyển làm công việc khác trái với hợp đồng lao động

0
1262

Hiện nay tôi đang là lao động thuộc 1 đơn vị sự nghiệp nhà nước. hợp đồng lao động của tôi khi ký kết là làm việc vào ban ngày tại công viên (chăm sóc cây xanh). tôi có vi phạm về thời gian lao động của cơ quan (về sớm 15p), cơ quan đã lập biên bản tuy nhiên chưa đưa ra hình thức kỷ luật nào mà ra quyết định chuyển tôi qua bộ phận thu gom rác vào ban đêm.

Bản thân tôi không đủ sức khỏe nên tôi không đồng ý nhận nhiệm vụ mới mà mong muốn của tôi là
được tiếp tục làm công việc cũ như hợp đồng đã ký kết. cơ quan căn vào việc tôi không chấp hành
việc luân chuyển nên cắt không chi trả lương cho tôi như vậy có đúng quy định không? Quan điểm của
tôi cho rằng cơ quan bố trí như vậy không phù hợp theo điều 31 luật LĐ như vậy có đúng không? hiện
nay cơ quan chưa ban hành 1 văn bản nào về việc chấm dứt HDLD hay sa thải nào đối với tôi cả. Chỉ
có quyết định chuyển đổi vị trí việc làm nhưng chưa được sự đồng ý của tôi, cơ quan vẫn hoạt động
bình thường, không có các sự cố thiên tai nào cả. Rất mong quý công ty giúp tôi hiểu thêm để tôi
thực hiện cho đúng quy định. xin chân thành cảm ơn./.

 Trả lời tư vấn :

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law,
trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao
động

Hiện nay, các hình thức xử lý kỷ luật lao động được BLLĐ quy định tại Điều 125 gồm:

Khiển trách

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức

– Sa thải

Như vậy, điều chuyển người lao động sang công việc khác trái với hợp đồng lao động không được quy
định là một hình thức xử lý kỷ luật lao động. Việc công ty không đưa ra hình thức kỷ luật nào mà ra
quyết định chuyển bạn sang làm công việc khác không đúng như hợp đồng lao động là không có căn
cứ.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

” 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa,
khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với
hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp
được sự đồng ý của người lao động.”

Như vậy, việc điều chuyển công việc theo Điều 31 là điều chuyển có điều kiện và có thời hạn, trường
hợp quá 60 ngày làm việc phải có sự đồng ý của người lao động.

Do đó, trong trường hợp của bạn nếu công ty không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan như
trên thì xem trong nội quy lao động có quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh mà công ty được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động.

Khi nhận thấy quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn liên hệ với công ty trước để yêu cầu giải
quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-LAw
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều chuyển làm công việc khác trái
với hợp đồng lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây