Công ty yêu cầu hoàn trả tiền bảo hiểm mới trả sổ bảo hiểm cho người lao động

0
1170
Vậy xin hỏi quý luật sư nếu tôi không chấp
nhận hoàn trả lại số tiền bảo hiểm xã hội tháng 7, như vậy có đúng pháp luật
không?



Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được
sự  tư vấn của luật sư.

Tôi vào công ty làm ngày 16/10/2012,
tôi xin nghỉ việc và đựơc công ty chấp thuận nghỉ việc từ ngày 04/06/2015, và hứa sẽ trả
bảo hiểm sau 2-3 tuần nhưng đến nay, công ty vẫn chưa chịu trả sổ bảo hiểm. Sau nhiều lần
yêu cầu trả sổ bảo hiểm và nhiều lần hứa hẹn của công ty. Ngày 22/07/2015 công ty yêu cầu tôi phải
hoàn trả lại tiền bảo hiểm xã hội tháng 7 mà công ty đã đóng thì công ty mới chịu trả sổ
bảo hiểm. Tôi thấy rất vô lý, công ty đồng ý cho tôi nghĩ việc từ ngày 04/06 mà
vẫn đóng bảo hiểm xã hội tháng 7, ngay cả công ty đã đóng bảo hiểm theo quý trứơc rồi cũng
không hợp lý vì tháng 7 không nằm cùng quý với tháng 6 . vậy xin hỏi quý luật sư nếu tôi không
chấp nhận hoàn trả lại số tiền bảo hiểm xã hội tháng 7, như vậy có đúng pháp luật không
?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao
động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật được quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động
2012:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời
hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm
chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp
đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của
mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục
xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại
của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt
động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

1900.6198

Như vậy người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo giảm
bảo hiểm xã hội, tiến hành chốt sổ và bàn giao sổ bảo hiểm cho người lao động. Theo đó, họ không
được phép tự ý đóng thêm để yêu cầu người lao động hoàn trả, trừ trường hợp có thỏa
thuận.

Nếu người lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao
động bạn có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng giúp đỡ bạn để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội theo đúng
quy định của pháp luật. Trường hợp cuối cùng, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ  1900.6198

 để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây