đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2001, hiện tại vẫn đang công tác trong trường. Nhưng nhà trường chỉ
đóng bảo hiểm cho tôi đến ngày 7/8/2009 thì không đóng nữa.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là cán bộ trong trường mầm non, được đóng bảo hiểm xã hội
từ năm 2001, hiện tại vẫn đang công tác trong trường. Nhưng nhà trường chỉ đóng bảo hiểm cho tôi
đến ngày 7/8/2009 thì không đóng nữa. Mặc dù trong bảng lương hàng tháng vẫn trích của tôi đều đặn.
Nói riêng mình tôi nói chung là gần 100 giáo viên trong trường bị tình trạng như tôi.chúng tôi có
hỏi kế toán trưởng trong trường thì chị ta nói rằng vẫn nộp hàng tháng cho cơ quan bảo hiểm, hỏi
đến giấy tờ và sổ phụ ngân hàng thì không đưa ra được vậy chúng tôi không biết nhờ vào đâu? Mong
các luật sư tư vấn và giải đáp giúp chúng tôi, chúng tôi nên làm gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:
quy định
“Điều 18. Trách nhiệm của
người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau
đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng
tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật
này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong
thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó
không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng
bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao
động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm
khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51
và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của
người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp
luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều
này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định
tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất
nghiệp.”
Thêm vào đó
“Điều 92. Mức đóng và
phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền
lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng
lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1
và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã
hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
1900.6190
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ
hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương
tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như
sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ
hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng
hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý
hoặc sáu tháng một lần.”
Như vậy, việc đóng bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng
lao động, trong khoảng thời gian đó không thực hiện đóng cho người lao động như vậy là trái với quy
định của pháp luật.
Trong trường hợp này cần giải quyết như
sau:
Thứ nhất: Tiến hành thương lượng thỏa thuận với bên sử dụng
lao động
Thứ hai: Làm đơn yêu cầu gửi lên Phòng lao động thương binh
xã hội cấp quận huyện để yêu cầu giải quyết quyền lợi.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật
sư: 1900.6190
để được giải
đáp.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.