Cơ quan giữ tiền khi lao động nghỉ việc có đúng không?

0
1220
Cơ quan giữ tiền khi lao động nghỉ việc có
đúng không? Trách nhiệm thanh toán của chủ sử dụng lao động động khi lao động thôi
việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi nhờ luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau. Năm 2013
tôi vay tín chấp của NH VPBank, số tiền 50 triệu, hợp đồng được ngân hàng ký với tôi không có
bên thứ 3 bảo lãnh, cơ quan xác nhận bảng lương của tôi. Do khó khăn chậm trả nên gây nên nợ xấu,
tháng 8/2015 ngân hàng có gửi thông báo đề nghị cơ quan chủ quản của tôi hỗ trợ thu nợ khoản vay
trên. Tháng 2/2016 tôi được cơ quan cho nghỉ chế độ và được một khoản tiền trợ cấp, tháng 6/2016
tôi đến nhận tiền trợ cấp thì lãnh đạo cơ quan chỉ đạo cấp dưới giữ tiền trợ cấp của tôi và
yêu cầu tôi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Vậy tôi xin hỏi luật sư cơ quan cũ có
quyền giữ tiền trợ cấp của tôi hay không. Trân trọng cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Giải quyết vấn đề:

– Căn cứ Điều 372 và Điều 32 Bộ luật dân sự năm
2005 về tín chấp như sau:

“Điều 372. Bảo đảm
bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo
đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín
dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.”

“Điều 373. Hình thức bảo đảm bằng tín
chấp

 Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải
được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo
đảm.”

Về việc bạn vay tín chấp của ngân hàng với khoản
tiền 50 triệu đồng thì việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ
số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân
hàng, tổ chức tín dụng cho vay. Trong đó, bạn có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa
thuận trong hợp đồng về thời hạn trả số tiền vay và các nghĩa vụ khác có liên quan trong hợp
đồng.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật hành vi giữ tiền của người lao động:

1900.6198

– Căn cứ Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy
định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng
lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động
xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động
biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày
chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến
quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30
ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao
động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị
chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, việc cơ quan của bạn không chi trả khoản
tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc của bạn mà yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng sau đó mới
chi trả là không đúng. Căn cứ Khoản 3 Điều Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 nêu
trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải chi trả khoản tiền bồi thường và tiền trợ cấp cho
người lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, hợp đông vay tín
chấp của bạn với ngân hàng không có bên thứ ba bảo đảm, tức cơ quan của bạn không phải là tổ chức
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bạn với ngân hàng. Do đó, việc cơ quan không chi trả cho bạn
khoản tiền trợ cấp sau khi bạn nghỉ việc là không đúng quy định của pháp
luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật dân sự của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây