Có được giữ bằng gốc và sổ BHXH gốc của người lao động không?

0
1243

 

Tôi có đi học một khóa về giáo dục và sau khi học sẽ phải thực tập từ 10 tháng cho đến 01 năm (tiền học khóa đó là tiền tôi tự bỏ ra). Thực tập thì chỉ từ 8h00 – 11h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Sau khóa học tôi được người lãnh đạo của trường (nay đã nghỉ việc)
nhận về thực tập đồng thời kí kết hợp đồng lao đồng ngay từ lúc tôi về (01/2015) và kèm theo 1 thỏa
thuận là sẽ làm việc cho trường đó 2 năm sau khi tôi nhận được bằng tốt nghiệp. Nghĩa là bản thỏa
thuận đó của tôi sẽ phải làm đến hết 2017 mới hoàn thành bản cam kết đó. Nếu không làm đủ thời hạn
đó tôi sẽ phải đền bù số tiền là 50 triệu (tương đương với 10 tháng lương lúc tôi mới vào) Khi kí
hợp đồng nhà trường có yêu cầu nộp bằng gốc.Trong thời gian năm 2015 tôi có thực tập buổi sáng là
công việc để tôi có thể nhận được bằng tốt nghiệp. Còn từ 12h – 17h30 hàng ngày là tôi làm việc cho
trường, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo (dạy một lớp nhỏ hơn hoặc làm giáo cụ hoặc làm các công việc
được lãnh đạo giao). Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 làm 1/2 ngàyTrong thỏa thuận về
trường làm có việc khi tôi làm giáo viên ở trường, con tôi sẽ được học ở đó với mức phí ưu đãi.
Tháng 10/2015 người lãnh đạo nghỉ việc. Có người mới lên thay. Dần dần các chính sách thay đổi. Đến
tháng 7/2016 có chính sách là nếu con các cô trong trường muốn được học với mức học phí ưu đãi như
cũ thì sau khi con tốt nghiệp sẽ phải làm thêm cho trường là 3 năm. Tôi đã không đồng ý việc đó và
đồng thời xin nghỉ việc, nhà trường cũng chấp thuận cho tôi nghỉ việc và yêu cầu tôi thực hiện
nghĩa vụ tài chính là đền 50 triệu theo như bản cam kết tôi đã kí. Tôi tự nhận thấy việc phải đền
bù 50 triệu là vô lí vì thực tế tôi đi học bằng tiền của tôi. Và thời gian nửa ngày tôi vẫn làm
việc và cống hiến hết sức mình cho nhà trường. Tôi cũng đã gặp lãnh đạo của nhà trường để xin không
đền bù hoặc giảm bớt số tiền đền bù vì thực sự hoàn cảnh nhà tôi cũng không có. Nhưng phía lãnh đạo
không đồng ý. Và hiện giờ vẫn giữ bằng gốc và sổ BHXH của tôi và nửa tháng lương tháng 8/2016. Tôi
vẫn làm đủ hết tháng 8/2016 và bàn giao lại công việc bình thưởng. Đơn xin nghỉ thì tôi xin làm hết
tháng 8/2016. Vậy thưa quý công ty, phía nhà trường cầm giấy tờ gốc của tôi như vậy là có đúng
không? Và tôi không đền bù theo bản cam kết đó có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu
cầu tư vấn đến V-Law. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như
sau:

Thứ nhất, về hành vi giữ bằng gốc của bạn. tại khoản
1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng
lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động.”

Do đó, công ty không có quyền giữ bằng gốc của bạn khi kí kết hợp
đồng lao động. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật này:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác
nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của
người lao động.”

Như vậy, nhà trường phải hoàn trả sổ bảo hiểm cho bạn và những
giấy tờ khác và khoản tiền lương nửa tháng 8 của bạn mà không được quyền giữ những giấy tờ, tiền
lương đó. Do đó, bạn có thể đến trực tiếp công ty để lấy lại hoặc nhờ đến hòa giải viên lao động
hoặc khởi kiện ra tòa án nơi nhà trường bạn có trụ sở để được giải quyết.

Thứ hai, về việc bạn có phải đền bù theo bản cam kết
không?

Khi giao kết hợp đồng lao động thì nội dung của hợp đồng lao động
theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động năm 2012 sẽ bao gồm:

“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện
hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số
chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”

Những nội dung này còn được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định
05/2015/NĐ-CP, trong đó có bao gồm  “các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai
bên đã thỏa thuận” (khoản 11). Việc bạn thỏa thuận không làm đủ như thời hạn thì sẽ phải bồi thường
50 triệu đồng được coi là nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên đã thỏa thuận.
Điều này phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ
luật dân sự năm 2015:

“2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải
được chủ thể khác tôn trọng.”

Theo đó, giữa bạn và nhà trường đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về
việc phải đền bù 50 triệu đồng nếu nghỉ việc trước thời hạn thì bạn phải thực hiện theo cam kết
đó.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây