Lao động nữ đi làm sớm trong thời gian nghỉ thai sản có phải tham gia BHXH không?

0
1232

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin chào luật sư!Xin luật sư tư vẫn giúp em trường hợp này được không ạ. Bên e tháng 12 này có một chị nghỉ sinh, thời gian nghỉ chế độ từ tháng 12/2016 đến hết tháng 05/2017.

Trong quá trình nghỉ chị ấy có dự định
đi làm sớm và chuyển sang công ty khác làm vào khoảng tháng 3/2017 (quyết định nghỉ việc sẽ từ ngày
01/03/2017), vậy khi sang công ty khác chị ấy có phải đóng bhxh luôn không hay chờ hết thời gian
nghỉ chế độ thì đóng ạ. Và công ty e làm chốt sổ cho chị ấy vào thời gian nào ạ? Em cảm ơn luật sư
rất nhiều.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin
tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-law, trường hợp của chị chúng
tôi tư vấn như sau:
Về việc đóng BHXH tại công
ty mới
, Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Trường hợp lao động nữ đi làm
trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ
việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội,
kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ
thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã
hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế
“.
Theo đó, khi sang công ty khác, nếu
lao động nữ này thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì chị ấy phải đóng BHXH luôn tại thời điểm
thuộc đối tượng theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 kể cả khi chị ấy chưa nghỉ hết
06 tháng thai sản.
Về việc chốt sổ, công ty anh/chị
thực hiện chốt sổ cho lao động nữ này ngay khi hợp đồng lao động chấm dứt.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có
thể tham khảo thêm qua Quyết định số 959/QĐ-BHXH có quy định và hướng dẫn đối với vấn đề chốt
sổ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần
hỗ trợ pháp lý khác, anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được
giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6198.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây