Quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động của viên chức

0
1297

Tư vấn về trường hợp viên chức muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chế độ thôi việc việc đối với viên chức được quy định như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư cho tôi hỏi việc như sau:

Tôi là Bác sỹ, tôi muốn thôi việc trước tuổi vì nhiều lý do cá nhân và gia đình, vậy tôi có thuộc đối tượng điều chỉnh để tôi được thôi việc nhưng trong thời gian chờ đợi tôi có được hưởng lương theo tháng không? Nếu không, thì văn bản quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh cho tôi được thôi việc đối với trường hợp cá nhân tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn và hồi âm của V-Law, Xin chân thành cám ơn các Luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, nếu bạn là viên chức thì theo khoản 4, 5, 6 Điều 29 Luật viên chức năm 2010 có
quy định như sau:

“4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp
đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này”.

Đồng thời, tại Điều 45 Luật viên chức năm 2010 có quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức như sau:

“Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp
sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này”.

Vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo các khoản 4, 5, 6 Điều 29 chúng tôi nêu
trên thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Và tại Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:

” 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Như vậy, bạn căn cứ vào quy định như trên của pháp luật để có thể đưa ra quyết định nghỉ
việc như thế nào cho hợp lý. Trong thời gian chờ quyết định thôi việc, bạn có được hưởng lương theo tháng không? Theo chúng tôi, trong thời gian chờ quyết định thôi việc bạn vẫn phải đi làm bình thường. Còn nếu bạn nghỉ việc không đi làm thì phụ thuộc vào quy định nơi bạn đang công tác có trả lương hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động của viên chức. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ 1900.6198 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây