Chết do tai nạn lao động, thân nhân được bồi thường thế nào?

0
1209

 

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Vừa qua ngày 10/2015, anh trai em bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty may, do băng chuyền đập vào đầu nên bị thương nặng và mất khi đang trên đường cấp cứu.

Anh em sinh năm 1988 và hiện tại có một vợ cũng đang làm tại công ty may giày đó. Anh ra đi
là cú xốc tinh thần nặng nề cho cả gia đình em, là nỗi đau khổ nhất không gì bù đắp được. Niềm đau
lớn nhất là bỏ lại người vợ trẻ và 1 đứa con trai chỉ mới 4 tuổi. Vậy cho em hỏi là nhân thân của
người bị tai nạn có được bồi thường gì không? Và mức bồi thường như thế nào? Vì bên phía công ty
hẹn thông báo kết quả nhưng rồi đến ngày lại không có và lại tiếp tục hẹn. Vậy cho em hỏi vụ án đã
xảy ra năm 2015 và bây giờ đã qua năm 2016, có khi nào công ty không thông báo kết quả luôn không?
Xin anh chị hãy tư vấn cho em biết bên nhân thân nạn nhân có cần làm gì không hay chỉ việc đợi kết
quả của bên điều tra và thông báo từ phía công ty.

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law,
trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:Trước hết, có thể xác định anh trai bạn chết do tai nạn lao động và phía công ty cũng thừa nhận vấn
đề này. Do vậy, Công ty có định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định về tai nạn lao động:

Một là, chi trả chi phí cứu chữa, khắc phục hẩu quả (nếu có)

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm
y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ
khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y
tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều
145 của Bộ luật này.”

Căn cứ theo quy định này, thì ngay sau khi tai nạn lao động xảy ra, công ty có trách nhiệm chi trả
các khảo chi phí để cứu chữa, khắc phục hậu quả.

Hai là, bồi thường thiệt hại cho thân nhân của người lao động chết do tai nạn lao
động
.

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“….3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động
và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức
như sau:

…b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”

Căn cứ theo quy định trên thì gia đình bạn và công ty có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại
nhưng không được ít hơn mức 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu anh trai bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì ngoài các khoản bồi thường mà công ty
có trách nhiệm chi trả, thì thân nhân của anh trai bạn còn được hưởng một số chế độ do cơ quan bảo
hiểm xã hội chi trả. Cụ thể:

quy định:

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
…b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;…
…2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này
chết.”

Mức lương cơ sở hiện tại là 1.150.000 VNĐ. Theo đó trợ cấp mai táng phí của anh trai bạn là:
1.150.000 x 10 = 11.500.000 VNĐ

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường
hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
…c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;…

…2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng,
bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi
nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành
viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở
lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành
viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên….”

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân
nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ
sở….”

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện là 50% x 1.150.000 = 575.000
VNĐ

Trong trường hợp này, gia đình bạn nên nhanh chóng yêu cầu phía công ty giải quyết vấn đề bồi
thường thiệt hại. Nếu công ty cố tình trốn tránh trách nhiệm thì có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân
dân cấp huyện_nơi công ty này có trụ sở.

Đồng thời, gia đình cũng nên chuẩn bị hồ sơ cần thiết để hưởng các chế độ do bảo hiểm xã hội chi
trả.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chết do tai nạn lao động, thân nhân
được bồi thường thế nào?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây