Việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động

0
1166

Chào văn phòng cho tôi hỏi về vấn đề tai nạn lao động như sau: Anh C là công nhân của xí nghiệp A, bị tai nạn lao động trong khi đang làm việc. Sau khi điều trị tại bệnh viện, anh C được đưa về nhà điều trị tiếp. Vậy xin hỏi việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại mục 1, Phần III Thông tư số 10/2003/TT – BLĐTBXH thì việc lập hồ sơ và thủ tục
đối với người bị tai nạn lao động như sau:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị
tai nạn lao động  theo quy định  sau:

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động theo theo quy định hiện hành của
pháp luật;

+ Biên bản giám định (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng
lao động do tai nạn lao động) của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;

+ Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao
động.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người
bị bệnh nghề nghiệp theo quy định sau:

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định hiện hành
của pháp luật;

+ Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ
quan Pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp
của Hội đồng giám định Y khoa có thẩm quyền;

+ Quyết định bồi thường của người sử dụng lao động.

– Hồ sơ được lập thành 03 bản:

+ Người sử dụng lao động giữ một bản;

+ Người lao động (hoặc người thân của người lao động bị chết) bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp giữ một bản;

+ Một bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.

Câu hỏi thứ 2 – Quyền lợi của NLĐ sau khi nghỉ việc tại
doanh nghiệp?

Kính gửi: Văn phòng luật gia.Tôi  sinh ngày 23 tháng 4 năm 1971.
Tôi xin phép được hỏi đáp trường hợp của tôi như sau: Tôi bắt đầu đi làm việc tại doanh nghiệp
bắt đầu từ tháng 2 năm 1990. Thời gian tham gia đóng bảo hiểm của tôi được tính từ tháng 9 năm 1992
cho đến nay là 25 năm và thời gian công tác của tôi là 27 năm liên tục. Cho đến nay vì tình hình
công việc của công ty không được ổn định, không có lương vì tuổi của tôi cũng chưa đủ điều kiện về
nghỉ chế độ hưu trí, nên tôi xin được thôi việc và bao lưu thời gian tham gia đóng bảo hiểm của
tôi.   Trong trường như tôi đã trình bầy trên xin được hỏi Văn phòng luật gia cho được
biết cụ thể quyền và chế độ được hưởng sau khi thôi việc. Xin Trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị
chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau
đây:

Theo đó, trường hợp bạn nghỉ việc đúng quy định pháp luật (do thỏa
thuận chấm dứt với doanh nghiệp hoặc đơn phương chấm dứt đúng luật) thì sau khi nghỉ việc sẽ được
chi trả trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp (từ năm 1990 đến 31/12/2008); trợ cấp thất nghiệp (từ năm
2009 đến nay nếu đủ điều kiện hưởng) từ trung tâm giới thiệu việc làm; bảo lưu quá trình đóng bảo
hiểm để chờ giải quyết lương hưu.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây