Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai hết hạn hợp đồng

0
1201

 

Chấm dứt hợp đồng lao động khi lao động nữ
mang thai hết hạn hợp đồng. Chế độ thai sản cho lao động nữ khi nghỉ việc trước khi
sinh.


Tóm tắt câu hỏi:

Em ký hợp đồng với công ty ngày 28/11/2016. Thời hạn
hợp đồng là 1 năm. Hiện tại em đang mang thai tháng thứ 6. Luật sư cho em hỏi đến hết hợp đồng
công ty có quyền không ký hợp đồng lại với em không. Pháp luật có điều khoản nào quy định quyền lợi
của phụ nữ đang mang thai không? Và nếu em không được ký hợp đồng lại với công ty, em có
được hưởng chế độ thai sản không trong khi em đóng Bảo hiểm xã hội đến tháng 11 là tròn 1
năm (12 tháng). E xin chân thành cảm ơn ạ.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn,
V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Căn cứ pháp
lý:

+

+

+

+

+

2. Nội dung tư
vấn
:

Thứ nhất, khi hết hạn hợp đồng lao động của
bạn thì công ty có quyền không ký tiếp hợp đồng với bạn hay không?

Như thông tin bạn đã cung cấp thì bạn ký hợp đồng
lao động với công ty ngày 28/11/2016, với thời hạn hợp đồng là 1 năm. Như vậy, sau 1 năm, tức là
đến ngày 28/11/2017, hợp đồng của bạn sẽ hết thời hạn.

Về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ
mang thai, thì pháp luật về lao động, cụ thể là khoản 3 Điều 155 Bộ Luật lao động năm 2012 có quy
định về việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

“Điều 155. Bảo vệ
thai sản đối với lao động nữ

3. Người sử dụng lao động không được sa thải
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị
Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động
không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật
Lao động 2012 nêu trên thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chỉ trừ
trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân bị chết, bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi;
hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân mà bị chấm dứt hoạt
động.

Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ
luật lao động năm 2012 thì: trường hợp hết hạn hợp đồng lao động được xác định là một trong những
trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, chỉ trừ trường hợp hết hạn hợp đồng lao động đối
với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn theo quy
định tại khoản 6 Điều 192 Bộ luật Lao động năm 2012.

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của
bạn, bạn ký hợp đồng lao động với công ty ngày 28/11/2016, đến ngày 28/11/2017 là bạn hết hạn
hợp đồng lao động. Đến thời điểm hết hạn hợp đồng lao động của bạn (tức là ngày 28/11/2017) thì hợp
đồng lao động giữa bạn và công ty sẽ chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động
năm 2012, chỉ trừ trường hợp bạn là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công
đoàn.

Khi bạn không phải là cán bộ công đoàn không chuyên
trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn, thì trong trường hợp này, khi hết hạn hợp đồng lao động
của bạn thì quan hệ lao động giữa bạn và công ty đương nhiên chấm dứt không phụ thuộc vào việc
bạn có đang mang thai, hay nghỉ thai sản không. Và trong trường hợp này, công ty hoàn toàn có quyền
ký hoặc không ký tiếp hợp đồng lao động với bạn.

Thứ hai, khi công ty không ký tiếp hợp đồng
lao động với bạn thì bạn có được hưởng chế độ thai sản không?

Theo thông tin bạn cung cấp, thì bạn ký kết hợp đồng
với công ty ngày 28/11/2016, với thời hạn 1 năm thì đến ngày 28/11/2017, bạn hết hạn hợp đồng. Nếu
công ty không ký tiếp hợp đồng lao động với bạn thì hợp đồng lao động giữa bạn và công ty
đương nhiên chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, và công ty sẽ
không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nữa.

Trong trường hợp này, để xác định, bạn có được
hưởng chế độ thai sản hay không thì cần căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động
nữ sinh con được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2014 thì lao động nữ sinh con để được hưởng chế độ thai sản thì cần đáp ứng điều
kiện:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế
độ thai sản

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và
d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1
Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng
thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ
03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước
thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo
quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được
xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH, cụ thể như
sau:

– Trong trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng,
thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và
tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi
sinh. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12
tháng trước khi sinh con.

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật về nghỉ việc trước khi sinh con:
 1900.6198

Xem xét trường hợp của bạn thì, hiện tại (tháng
10/2017) bạn đang mang thai tháng thứ 6. Mặc dù bạn không nói rõ thời điểm dự sinh của mình,
nhưng có thể thấy, đối với phụ nữ thì thời gian mang thai thông thường là 9 tháng 10 ngày, nên có
thể dự đoán thời gian bạn sinh con là vào tháng 1/2018. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy
định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH nêu trên thì thời gian 12 tháng trước khi
sinh con đối với bạn được xác định là khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017. Như vậy,
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017 như đã phân tích),
bạn đã đóng đủ 06 tháng. Do vậy, bạn đáp ứng điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy
định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trong trường hợp này, mặc dù bạn phải nghỉ việc (do
hết hạn hợp đồng lao động mà công ty không tiếp tục ký kết hợp đồng lao động mới với bạn) trước
thời điểm bạn sinh con (dự sinh vào tháng 1/2018), nhưng khi bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản
thì bạn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

– Hồ sơ hưởng chế độ thai
sản:

Trong trường hợp bạn phải nghỉ việc trước khi sinh
do hợp đồng lao động hết hạn thì khi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn vẫn có thể tự mình
làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, Điều 14 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH có quy
định:

“Điều 14. Hồ sơ, giải
quyết hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực
hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số
115/2015/NĐ-CP.

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo
quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm
việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận
nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư
trú.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư
59/2015/TT- BLĐTBXH thì trong trường hợp này, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm
những giấy tờ sau:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng
sinh của con bạn

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

Khi có đầu đủ hồ sơ, bạn nên mang cùng các giấy tờ
tùy thân có ảnh như chứng minh nhân dân và các giấy tờ chứng minh về nơi cư trú như sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú hoặc giấy tạm trú đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang cư trú. Nơi cư trú theo quy định
của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 được hiểu là chỗ ở hợp pháp nơi bạn thường xuyên sinh
sống, đó có thể là nơi bạn tạm trú hoặc nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây