Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không đóng bảo hiểm

0
1162

 

 

Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không
đóng bảo hiểm. Nghĩa vụ người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Quý luật sư. Tôi có ký hợp đồng lao
động không thời hạn với một công ty xây dựng. Chức vụ: kế toán. Tôi có làm đơn xin nghỉ
việc vì công ty không đóng bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên và không thực hiện đúng theo những thỏa
thuận trong hợp đồng và lý do sức khỏe cá nhân. Giám đốc công ty cũng đã duyệt đơn xin nghỉ
việc của tôi và tôi cũng đã bàn giao công việc cho người được chỉ định. Nhưng bây giờ giám đốc
công ty nói tôi chưa bàn giao xong công việc và vẫn yêu cầu tôi bàn giao. Ông ta còn làm đơn
yêu cầu ủy ban nhân dân phường và công an phường nơi tôi cư trú can thiệp. Tôi muốn hỏi luật
sư sau khi đã hoàn thành những thủ tục như vậy tôi không còn gì để bàn giao nhưng vẫn không được sự
đồng thuận từ giám đốc công ty. Như vậy tôi có làm gì sai và có vi phạm pháp luật hay
không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Cơ sở pháp
lý:

 

2. Nội dung tư
vấn:

Thứ nhất, bạn là người lao động do đó khi chấm dứt
hợp đồng lao động bạn phải có nghĩa vụ bàn giao lại công việc bạn chịu trách nhiệm cho công ty hoặc
hoàn thành trước khi hợp đồng lao động chấm dứt nếu trong hợp đồng có điều khoản này, theo đó, khi
hợp đồng chấm dứt, bạn phải có trách nhiệm bàn giao lại sổ sách, giấy tờ và các tài liệu liên quan
cho công ty. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty theo thỏa
thuận hay theo quy định pháp luật. Tuy nhiên như bạn trình bày, bạn đã bàn giao đầy đủ công
việc cho người được chỉ định, thì bạn có thể chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nếu công ty nói
bạn chưa bàn giao hết công việc thì bạn có quyền yêu cầu công ty đưa ra căn cứ chứng minh bạn chưa
bàn giao hết công việc.

Theo quy định tại điểm

a) Khoản 1 Điều 2
quy định đối tượng áp
dụng bao gồm:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;

…”

Như vậy, đối với người lao động ký hợp đồng lao động
có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người
lao động. Đối với hành vi không tham gia bảo hiểm xã hội của công ty bạn, công ty bạn sẽ bị xử
phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị
định 88/2015/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:
 1900.6198

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức
quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc
diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội
trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn và những
người lao động khác thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới Sở lao động thương binh xã hội cấp tỉnh nơi
công ty bạn có trụ sở để giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây