Chấm dứt hợp đồng lao động sau khi công ty được sáp nhập

0
1175

 

 

Chấm dứt hợp đồng lao động sau khi công ty
được sáp nhập. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật.



Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Sau ba tháng thử việc với mức lương
4.500.000đ/tháng, ngày 10/10/2013, tôi chính thức được công ty X nhận vào làm ở bộ phận hành chính
theo Hợp đồng Lao động không xác định thời hạn với mức lương là 6.000.000 đồng/tháng. Ngày
1/7/2014, công ty X được sáp nhập với tổng công ty Y, 6 lao động của bộ phận hành chính (trong đó
có một lao động nữ đang nghỉ thai sản) phải chấm dứt hợp đồng lao động, còn tôi được chuyển đến
phòng Maketing, mức lương vẫn giữ nguyên. Mặc dù thấy công việc mới không phù hợp với chuyên môn và
kinh nghiệm của mình nhưng vì không còn việc nào khác nên tôi vẫn đồng ý ký vào biên bản thay đổi
hợp đồng. Tuy nhiên chỉ sau một tuần, tôi nhận thấy bản thân không thể đáp ứng được yêu cầu của
công việc mới nên đề nghị Tổng công ty Y giải quyết chế độ mất việc làm. Như vậy, quá trình tuyển
dụng và ký hợp đồng lao động của công ty X với tôi có đúng theo quy định của pháp luật không? Theo
đó, Công ty có căn cứ để cho 6 người lao động thôi việc và tôi đến bộ phận mới không? Tại sao? Công
ty phải tiến hành những thủ tục gì để cho số lao động trên thôi việc cũng như chuyển tôi đến bộ
phận mới? Vì vậy quền lợi cho 6 người lao động trên và tôi sẽ được giải quyết ra sao theo quy định
của pháp luật lao động hiện hành? Xin cám ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn,
Chấm dứt hợp đồng lao động sau khi công ty được sáp nhập. Người sử dụng lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.-
 xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Về vấn đề thử việc của bạn, thì theo quy định tại khoản 1
Điều 27, Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian thử việc tối đa là không quá 60 ngày. Tuy nhiên, thời
gian thử việc của bạn lại là 3 thán nên chi tiết này đã vi phạm pháp luật về lao động. Mặt khác,
mức lương lúc thử việc của bạn là 4.500.000 đồng, còn mức lương khi bạn ký kết hợp đồng lao động
chính thức của bạn là 6.000.000 đồng, tức là trong lúc thử việc, bạn chỉ nhận được mức lương 75%
mức lương chính, nên điều này cũng đã vi phạm quy định tại Điều 28, Bộ luật Lao động 2012 do mức
lương thử việc phải bằng ít nhất 85% mức lương chính. Sau khi, hoàn thành chế độ thử việc, người sử
dụng lao động và người lao động có quyền ký kết hợp đồng lao động khi hai bên đã đạt được mục đích
và yêu cầu của hai bên đã đặt ra từ ban đầu (khoản 1 Điều 29, Bộ luật Lao động 2012). Vì vậy, tiến
trình ký kết hợp đồng lao động chính thức hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của pháp luật về lao
động.

Về vấn đề công ty Y đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với
6 đồng nghiệp của bạn đương nhiên đã vi phạm pháp luật về lao động, vì trường hợp này không thuộc
quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao động 2012.

1900.6198

Về việc điều chuyển công tác của bạn thì công ty Y đã đáp ứng
đúng nội dung được quy định tại Điều 31, Bộ luật Lao động 2012. Hơn nữa bạn đã đồng ý về việc điều
chuyển làm công việc khác với hợp đồng đã được ký kết ban đầu và mức tiền lương của bạn được giữ
nguyên nên điều này hoàn toàn được pháp luật công nhận.

Đổi với 6 người đồng nghiệp của bạn hoàn toàn có quyền hủy bỏ
việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty Y, bởi lẽ công ty Y đã không tuân thủ đúng nội dung
được quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, công ty Y sẽ phải thực hiện theo nội
dung của Điều 42, Bộ luật Lao động 2012 nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động
đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động
không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người
sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền
bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải
bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp người lao
động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường người sử dụng lao động phải trả
trợ cấp thôi việc.

Đối với trường hợp xin thôi việc của bạn thì bạn sẽ được nhận
trợ cấp thôi việc từ phía công ty Y với mức 5 tháng lương (khoản 1 Điều 48, Bộ luật Lao động
2012).

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   1900.6198
 để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây