Chấm dứt hợp đồng lao động do công ty dừng hoạt động

0
1149

 

 

Chấm dứt hợp đồng lao động do công ty dừng
hoạt động. Có được hưởng trợ cấp thôi việc do chấm dứt hợp đồng trong trường hợp công ty bị tước
giấy phép hoạt động?



Tóm tắt câu hỏi:

Dạ em xin chào luật sư!
Luật sư cho em hỏi, em làm cho 1 công ty ở dạng tập đoàn gồm nhiều công ty hỗ trợ nhau chứ không
phải dạng công ty mẹ, công ty con trong đó có 1 công ty chính. Em vào làm từ tháng 3/2015, công
việc là phục vụ cho công ty chính nhưng đóng bảo hiểm lại là công ty khác. Đến tháng 5/2016, em
chuyển sang đóng bảo hiểm ở công ty chính. Nhưng hiện tại công ty chính đang mới bị tước giấy phép
hoạt động. Công ty này yêu cầu giảm biên chế, kết thúc hợp đồng lao động với em đến hết tháng
10/2016. Công ty gặp em thông báo giảm biên chế trước 30 ngày nhưng chưa có văn bản cụ thể. Vậy em
xin hỏi khi nghỉ việc, em có được hưởng trợ cấp gì không ạ? Em xin chân thành cảm ơn luật sư! Rất
mong sự hồi đáp sớm của luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu
hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan
điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp

+

+

+

2. Giải quyết
vấn đề

Tại Điều 211, Luật doanh nghiệp 2014 quy định như
sau:

“Điều 211. Thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp là giả mạo;

b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập
doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;

c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01
năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể
từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa
án.”

Theo quy định của điểm d khoản 1 Điều 201 Luật Doanh
nghiệp 2014 thì công ty bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh là một trong những trường hợp giải
thể doanh nghiệp.

Điều 48 Bộ luật Lao động
2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

“Điều 48.
Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao
động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc
thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền
lương.

2. Thời gian làm
việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử
dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi
việc.

3. Tiền lương để
tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước
khi người lao động thôi việc.”

Theo thông tin bạn cung
cấp, bạn làm việc cho Công ty từ tháng 03/2015 đến tháng 10/2016 thì chấm dứt hợp đồng lao
động, thời gian làm việc thường xuyên cho người lao động đã trên 12 tháng, nghỉ việc theo khoản
7 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012, cụ thể là người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm
dứt hoạt động và bạn không thuộc trường hợp nghỉ hưu (đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu và
thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) hoặc không thuộc trường hợp sa thải thì được hưởng trợ cấp thôi
việc.

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật về chi trả trợ cấp thôi việc:
 1900.6198

Theo đó, mỗi năm làm
việc sẽ được tính bằng nửa tháng tiền lương của tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động 06
tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Khoản 3 Điều 14 Nghị
định 05/2015/NĐ-CP quy định

Thời gian làm
việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc
thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp
thôi việc. Trong đó:

– Thời gian người lao
động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc
cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng
lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy
định; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của
người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng
được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm
tội.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây