Chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động

0
1191
Chuyển người lao động làm công việc khác so
với hợp đồng lao động đã ký từ 2005. Quyền của người lao động theo quy định hiện
hành.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi (lao động nữ) tham gia lao động tại công ty TNHH MTV Xây lắp và VLXD
Đồng Tháp từ năm 2005, đến 11/11/2016, công ty chuyển đổi sang mô hình Công ty Cổ phần (nhà nước
giữ 92% vốn điều lệ). Hợp đồng lao động của tôi là HĐLĐ không xác định thời hạn, nội dung công việc
trong hợp đồng lao động là TP. Kế hoạch kỹ thuật của XN Xây dựng (là một đơn vị trực thuộc Công
ty). Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình giao thông, cung cấp sản phẩm BTNN.
Đến ngày 15/11/2016, Công ty mời tôi đến để thông báo và trao Quyết định số 13/QĐ-Cty-TC ngày
14/11/2016 “về việc: Thôi giữ nhiệm vụ và điều động CB.CNV”, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nội dung Quyết định này tôi hoàn toàn không được Công ty thông báo, thỏa thuận trước đó. Song song
đó, Công ty còn yêu cầu tôi ký kết PLHĐ về việc thay đổi chức danh, công việc (phía công ty đã ký)
nhưng tôi vẫn chưa thống nhất ký. Tại Điều 1 của Quyết định có ghi rõ công tác mới của tôi là:
“Nhân viên chi nhánh DONGTHAP BMC – Trung tâm Thử nghiệm và Kiểm định chất lượng xây dựng BMC-DT
trực thuộc Công ty Cổ phần Xây lắp và VLXD Đồng Tháp”. Công ty điều động tôi nhận công việc mới
hoàn toàn khác biệt so với công việc mà tôi đang thực hiện theo tinh thần của hợp đồng lao động
được ký kết giữa hai bên, đồng thời công việc mới là một công việc đòi hỏi chuyên môn khác so với
bằng cấp của tôi khi nộp đơn xin việc tại Công ty. Suốt thời gian công tác tại Công ty từ năm 2005
đến nay, trong quá trình thực hiện công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động tôi luôn hoàn thành
nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật công ty. Khi nhận QĐ điều động, ngày 18/11/2016 tôi đã
hoàn tất thủ tục bàn giao công việc cho BGĐ Xí nghiệp và đến nhận công việc tại đơn vị mới vào ngày
21/11/2016. Bên cạnh đó, tôi có kiến nghị lên BCH Công đoàn công ty nhờ xem xét và có biện pháp hỗ
trợ thì Ban TGĐ Công ty trả lời bằng văn bản rằng: Việc điều động tôi là do sắp xếp lại cơ cấu tổ
chức của Xí nghiệp (mặc dù BGĐ Xí nghiệp có báo cáo Ban TGĐ Công ty là XN sẽ gặp khó khăn về công
tác nhân sự khi điều chuyển tôi). Bên cạnh đó, ngay sau khi Công ty điều chuyển tôi sang công việc
mới thì công ty đã tuyển dụng thêm 1 nhân sự mới để đảm nhận công việc với chuyên môn giống tôi
nhưng đang thử việc với chức danh nhân viên).

Tôi xin tư vấn:
1. Việc Công ty điều chuyển tôi làm công việc khác hợp đồng lao động, trái
chuyên môn và cho thôi giữ chức vụ (mà tôi không được thoả thuận trước) có phù hợp quy định luật
lao động không?

2. Tôi kiến nghị công ty về nguyện vọng là được bố trí công việc mới phù hợp
chuyên môn, đảm bảo chức danh tương đồng thì có phù hợp quy định pháp luật không vì công ty tôi còn
rất nhiều phòng ban có công việc phù hợp với chuyên môn của tôi. (sau khi tôi gửi đơn kiến nghị đến
BCHCĐ thì Công ty hẹn tôi trong tối đa 60 ngày kể từ ngày ra QĐ điều động sẽ mời tôi đến thỏa thuận
lại HĐLĐ)

3. Tiền lương khi điều chuyển công việc mới được pháp luật quy định như thế
nào?

4. Nếu thỏa thuận giữa Công ty và tôi không thành thì tôi phải làm gì để đảm
bảo quyền lợi của mình? Tôi có thể đề nghị được thực hiện lại HĐLĐ đã ký kết theo quy định của Luật
lao động không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử
dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ như sau:

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc
làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc
mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc
làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này
.

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về thay đổi cơ cấu, công
nghệ quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động năm 2012 gồm các trường hợp sau
đây:

+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

+ Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;

+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn
với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Điều 46 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về phương án sử dụng lao động
như sau:

Điều 46. Phương án sử dụng lao động

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao
động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không
trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu như công
ty bạn lấy lý do là “sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp” thì việc công ty điều
chuyển bạn làm công việc khác hợp đồng lao động, trái chuyên môn và cho thôi giữ chức vụ (bạn không
được thoả thuận trước) là đúng khi công ty không thể bố trí được công việc đúng chuyên môn với bạn
khi thay đổi cơ cấu của công ty.

Việc bạn kiến nghị công ty về nguyện vọng là được bố trí công việc mới phù
hợp chuyên môn, đảm bảo chức danh tương đồng là phù hợp quy định pháp luật.

Về tiền lương, tại Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương
như sau:

– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với
người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương,
bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức
lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường
(không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không
được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

+ Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính
chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc
tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

+ Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp
lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền
thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến
thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Nếu thỏa thuận giữa công ty và bạn không thành thì bạn có quyền lựa chọn
không thực hiện giao kết hợp đồng. Bạn có quyền đề nghị thực hiện lại Hợp đồng lao động đã ký kết
theo quy định của Luật lao động.

 

1900.6198

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn có thể công ty bạn lấy lý do là “sắp
xếp lại cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp”
là không đúng. Nếu sửa đổi hợp đồng thì việc sửa đổi, bổ
sung hợp đồng với bạn phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012
như sau:

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao
động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm
việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung
hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng
lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao
kết”.

Trường hợp công ty thực hiện sai với quy định của Bộ luật lao động về sửa
đổi, bổ sung hợp đồng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại tới Thanh tra lao động để được bảo vệ quyền
lợi cho mình.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây