Áp dụng tỷ giá khi thanh toán tiền cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài

0
1711

 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, Tôi ký hợp đồng với công ty liên doanh nước ngoài cuối năm 2015, Tổng giám đốc đề nghị lương bằng đô la Mỹ (có ký tên đóng dấu), phòng TCKT công ty áp dung tỉ giá liên ngân hàng để chuyển lương của tôi sang tiền Việt trong hợp đồng lao động. Năm 2016 công ty lại áp dung tỉ giá mua vào Vietcombank để chuyển đổi từ đô la Mỹ sang
tiền Việt cho người ký hđ từ 01/01/2016. Vậy áp dung tỉ giá nào là chính xác vì tôi thấy Thông tư 26/2015/TT-BTC có qui định phải áp dung tỉ giá bán ra của ngân hàng. Xin luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.”

Do đó, việc thể hiện tiền lương, tiền công để thanh toán cho người lao động sẽ không được thể hiện dưới bất cứ hình thức ngoại tệ nào. Do vậy các doanh nghiệp phải tuân theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, trong hợp đồng lao động có thể thể hiện bằng ngoại tệ tuy nhiên phải ghi đơn vị quy đổi tương đương với giá trị đồng ngoại tệ đó sang tiền Việt và việc thanh toán tiền lương hàng tháng thì doanh nghiệp của bạn vẫn phải sử dụng
tiền Đồng của Việt Nam.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:

Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam

1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tỷ giá quy đổi ra Đồng Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ”.

Theo đó, tiền lương trong hợp đồng lao động được tính bằng Việt Nam đồng được quy đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây