Tư vấn về trách nhiệm dân sự của người sử dụng lao động khi người lao động gây tai nạn

0
1268

Nội dung câu hỏi:

Em chào Luật Sư. Luật Sư có thể vui lòng tư vấn cho Em trường hợp như sau ạ: Em có thuê một lao động thời vụ, không có ký kết hợp

đồng lao động, nhưng đã làm việc trên 3 tháng. Trong quá trình người lao động đi lấy hàng cho em
thì người này gây tai nạn giao thông. Họ cũng đã có trách nhiệm cứu chữa người bị nạn và đưa đi
bệnh viện. Cho em hỏi trong trường hợp này, trách nhiệm dân sự của em sẽ là như thế nào ạ? Và nếu
người lao động không có khả năng bồi thường thì trách nhiệm của em sẽ như thế nào? Em cảm ơn Luật
Sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần
tư vấn tới V-Law, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn chưa ký kết hợp đồng lao
động đối với người lao động thời vụ này, tuy nhiên, trên thực tế người lao động này đã làm việc cho
bạn được hơn 3 tháng, do đó vẫn có căn cứ để xác định có quan hệ lao động phát sinh trong trường
hợp này. Do người lao động này có gây thiệt hại cho người thứ ba nên bạn có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại căn cứ theo quy định tại ĐIều 600 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 600.

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công,
người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp
luật.”

Căn cứ theo quy định đã nêu trên thì bạn được xác định là chủ sử dụng
lao động, người lao động của bạn gây thiệt hại cho người khác trong quá trình thực hiện công việc
được giao, do đó bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Tuy nhiên, sau khi
bạn đã bồi thường thiệt hại bạn có quyền yêu cầu người lao động của mình hoàn trả các khoản tiền mà
bạn đã chi trả để bồi thường trong trường hợp này.

Nếu người lao động của bạn gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác
thì mức bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015
như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt
hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm
sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe
của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có
sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, bạn có thể đối chiếu theo quy định chúng tôi đã nêu trên để
xác định mức bồi thường cụ thể đối với trường hợp này. Nếu trong quá trình giải quyết có phát sinh
vướng mắc bạn có thể liên hệ lại để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Trân trọng./.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây