Người lao động được hưởng những quyền lợi khi công ty giải thể?

0
1253

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Xin kính chào quý luật sư!Tôi xin được tư vấn về vấn đề như sau: Tôi trước đây làm ở một công ty khác được 19 năm, năm 2007 tôi chuyển về làm tại công ty Hợp tác kinh tế thuộc quân khu 4, từ đó lại nay tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đóng nộp đầy đủ các nghĩa vụ của người lao động (hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

Đến ngày 29 tháng 12 năm 2016 công ty tổ chức cuộc họp để giải thể
đơn vị vì không có việc làm, làm ăn thua lỗ.Trong cuộc họp lãnh đạo công ty thông báo sẽ chấm dứt
hợp  đồng lao động và sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đến hết tháng 5 năm 2017
trong thời gian đó người lao động tự đi liên hệ tìm việc làm khác, trong cuộc họp có cả đại diện
công đoàn công ty. Vậy nhưng đến hôm 28 tháng 2 năm 2017 công ty lại gọi điện thông báo hội đồng
thành viên không nhất trí đóng  bảo hiểm xã hội cho người lao động, coi như đã chấm dứt hợp
đồng và người lao động phải đóng 100%.Tôi xin hỏi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy thì
có đúng luật không, trong trường hợp này người lao động được hưởng các quyền lợi gì?Rất mong được
luật sư tư vấn, xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi
yêu cầu tư vấn đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như
sau:

Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao
động.

Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động bao gồm:

“…

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân
chấm dứt hoạt động.”.

Theo trường hợp này thì công ty giải thể nên hợp đồng lao động chấm
dứt theo Khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động. Việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động do giải thể như
trong trường hợp của bạn là không trái với quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc thỏa thuận đóng Bảo hiểm xã hội cho
người lao động đến tháng 5/2017.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 về trường
hợp giải thể như sau:

” 2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp
tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d
khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Khoản 5 Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các khoản nợ của
doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác.

Như vậy, điều kiện giải thể là công ty phải bảo đảm thanh toán hết
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Khi công ty bạn giải thể bạn sẽ được thanh toán các khoản nợ
lương, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm xã hội.  Nếu công ty trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm
xã hội như đã thỏa thuận thì bạn có thể khởi kiện người đại diện theo pháp luật của công ty để đòi
quyền lợi đáng ra được hưởng của mình.

Thứ ba, quyền lợi được hưởng sau khi công ty giải
thể.

Khi công ty giải thể thì công ty sẽ ưu tiên thanh toán  tiền
lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước
lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật lao động
2012:

“4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt hoạt động,
bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao
động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Trong trường hợp này thì công ty giải thể nên hợp đồng lao động
chấm dứt theo Khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động. Vì vậy, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo
điều 48 Bộ luật lao động 2012 như sau:

” 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản
1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả
trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm
việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được
người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

Như vậy, khi công ty giải thể bạn sẽ được chi trả các khoản nợ lương,
các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết và trợ cấp thôi
việc trong khoảng thời gian từ 2007 đến đầu 31/12/2008, trợ cấp thất nghiệp từ 1/1/2009 đến
29/12/2016.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu
còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện
đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến – 1900.6198 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây