Tư vấn về lao động hết thời gian nghỉ thai sản sau đó nghỉ luôn

0
1247

Nội dung câu hỏi:

Xin chào V-law. Công ty em là công ty TNHH .Hiện nay công ty em đang có tình trạng: Rất nhiều lao động nữ nghỉ thai sản xong. Hết thời gian nghỉ thai sản, không đi làm lại mà không viết đơn báo nghỉ.

Theo Quy định tại Điều 29 nghị định
05/2015 ngày 12/01/2015 thì NSDLĐ không có quyền sa thải lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi. Tuy nhiên, công ty em có trên 10.000 lao động, chủ yếu là nữ, vậy thì con số này là rất lớn,
nếu chờ đến khi con họ được 1 tuổi mới ra quyết định sa thải thì sẽ rất lâu và công tác quản lý
nhân viên sẽ cực. Theo điểm d, Điều 38, Điều 48 BLLĐ 2012, nếu Công ty em đơn
phương chấm dứt HĐLĐ “đúng luật” vẫn phải trả trợ cấp thôi việc cho NLLĐ. Vậy cho hỏi Công ty
Luật Việt, phía công ty em còn có cách nào khác để chấm dứt Hợp đồng lao động với những trường
hợp này mà không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho họ không ạ? Mong nhận được sự tư vấn sớm từ
phía V-law. Best regards,

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn
bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến V-law. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin
tư vấn như sau

Đối với trường hợp hết thời gian nghỉ
thai sản, lao động nữ không đi làm lại mà không có lí do nào khác và cũng không báo cho công ty
biết trước nên sẽ không thuộc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều
37 Bộ luật lao động năm 2012. Do đó, những lao động nữ đó đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật này:

Đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại
các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”

Tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012
quy định:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao
động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và
phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn
báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương
của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho
người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

thì công ty sẽ không phải trả trợ cấp
thôi việc cho họ và với việc không báo trước thì lao động nữ sẽ hải bồi thường cho công ty một
khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Do đó,
trường hợp này, công ty bạn không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho họ.

Với trường hợp theo điểm d khoản 1 Điều
38 về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

“Người lao động không có mặt tại nơi
làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”
.

Theo Điều 33, trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với trường hợp lao động nữ mang thai theo quy
định tại Điều 156 thì người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải
nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Với trường
hợp này thì lao động nữ phải thỏa mãn 2 điều kiện để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng là: có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới
thai nhi và phải báo trước cho công ty
. Theo đó, nếu lao động nữ hết thời hạn tạm hoãn này
mà không có mặt tại nơi làm việc thì công ty bạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,
là đúng luật. Do đó, công ty bạn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 47 và trả trợ
cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động.

Còn với trường hợp bạn đưa ra theo khoản
1 Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“Người sử dụng lao động không được
xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”.

Sa thải là hình thức xử lí kỉ luật lao
động và những trường hợp được áp dụng xử lí kỉ luật được quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm
2012. Nếu công ty bạn áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc theo khoản 3 Điều
126 Bộ luật này và Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cho việc lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản
không đi làm lại mà không báo trước cho người sử dụng lao động là không phù hợp theo pháp
luật. Bạn sẽ phải đợi đến khi người lao động nuôi con trên 12 tháng tuổi có thể ra quyết định sa
thải nếu như còn thời hiệu theo quy định tại khoản 2 điều 29 Nghị định
05/2015/NĐ-CP:

“2. Khi hết thời gian nuôi con
nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật
lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi”.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về lao động hết thời gian
nghỉ thai sản sau đó nghỉ luôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác
bạn vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây