Không ký kết HĐLĐ thì công ty có được xử lý kỷ luật người lao động?

0
1221

Câu hỏi công ty có được xử lý kỷ luật người lao động?

Luật sư tư vấn trường hợp ký kết hợp đồng có thời hạn với công ty, khi hết hạn thì vẫn tiếp tục làm việc nhưng công ty không ký kết lại HĐLĐ. Công ty không đảm bảo điều kiện lao động, người lao động xin nghỉ nhưng công ty không đồng ý và yêu cầu xử lý kỷ luật. Nội dung tư vấn như sau

Xin Luật sư tư vấn giúp mình về phía người lao động, và người sử dụng lao động về trường hợp sau người
lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.1. Khi phỏng vấn và tuyển dụng vào thỏa thuận ký
Thử việc và HĐLĐ là làm việc cho 3 công ty (trên hợp đồng lao động có ghi rõ tên 3 công ty) ký từ
16/12/2017-31/12/2018 2. Sau đó 1/4/2018 tập đoàn tự ý muốn cho phụ trách thêm công ty khác
cùng với 2 công ty đã ký trong hợp đồng trước đây, và chuyển đổi người lao động làm việc, bảo sẽ
xem xét và trả thêm phần kiêm nhiệm sau khi có đánh giá xét duyệt tăng lương của toàn Tập đoàn, nên
người lao động vẫn làm. Đợi mãi đến tháng 9/2018, có kết quả đánh giá vẫn không được tăng. Đến nay
người lao động vẫn không được ký HĐLĐ chuyển đổi chính thức. Sau đó thàng 11/2018 lại chuyển qua
phụ trách cho công ty khác của tập đoàn 3. Đến nay người lao động muốn nghỉ việc, mail xin
nghỉ và hứa sẽ bàn giao ổn thỏa thì bảo là vi phạm điều lệ báo trước của Luật lao động, vì đã ký
HĐLĐ đến 31/3/2019 mới hết hạn.4. Người lao động đã mail trả lời là chưa được ký HĐLĐ khi chuyển
đổi công việc, và hợp đồng cũ hết hạn 31/12/2018 vẫn chưa cho ký gia hạn.5. Giờ công ty bảo muốn xử
lý kỷ luật vì không làm đúng quy trìnhLuật sư cho hỏi, về phía người lao động thì, hợp đồng đã hết
hạn chưa được ký, thì công ty có quyền xử lý kỷ luật không?Người lao động cần làm gì để bả vệ quyền
lợi cho mình?Người sử dụng lao động vi phạm: phân công công việc trái với thỏa thuận ban đầu, không
gia hạn HĐ lao động như thế thì bị xử lý vi phạm gì không?Xin cảm ơn Luật sư nhiều.Trân trọng.

Trả lời công ty có được xử lý kỷ luật người lao động?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến V-Law, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012  trường hợp khi
hợp đồng lao động có xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc nhưng công
ty không ký kết hợp đồng mới trong thời gjan 30 ngày thì hợp đồng có xác định thời hạn đã giao kết
sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Cụ thể:

“Điều 22. Loại hợp đồng lao động

…2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp
đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao
động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao
động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở
thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”

Đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn, bạn đã ký kết hợp đồng có
xác định thời hạn với công ty với thời hạn từ 16/12/2017 đến ngày 31/12/2018. Khi hết hạn hợp đồng
lao động này bạn vẫn tiếp tục làm việc mà công ty không ký kết lại hợp đồng lao động mới nên hợp
đồng có xác định thời hạn sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Bạn được hưởng quyền và
nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bên công ty có
trách  nhiệm phải bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc và đảm bảo điều kiện làm việc đã
thỏa thuận với bạn. Trường hợp công ty có vi phạm những vấn đề này thì có thể bị xử lý theo quy
định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao
động 

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:
Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không
giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ
các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người
lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo
một trong các mức sau đây: 

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người
đến 10 người lao động; 

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người
đến 50 người lao động; 

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người
đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở
lên. 

Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

…2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm
làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại
 Điều 31
của Bộ luật lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết
thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao
động có thỏa thuận khác.

c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của
pháp luật.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động
trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Mặc dù công ty không ký kết hợp đồng mới với bạn sau khi hết hạn hợp
đồng lao động nhưng theo những phân tích nêu trên xác định trường hợp của bạn được hưởng quyền lợi
và nghĩa vụ của người lao động là việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Vì vậy, bạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nhưng phải thông báo trước 45 ngày theo quy định tại
Điều 37 Bộ luật lao động.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
lao động

…3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mà không tuân thủ về
thời hạn báo trước thì sẽ bị xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và có
nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử
dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường
cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Từ những phân tích trên, bạn có thể trình bày những vi phạm của công
ty đến thanh tra lao động để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc
chấm dứt hợp hợp đồng lao động hoặc nếu bạn  muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì
phải đảm bảo thời hạn báo trước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây