Không ký kết hợp đồng lao động bị xử lý thế nào?

0
1235

Nội dung câu hỏi Không ký kết hợp đồng lao động bị xử lý thế nào?

Tôi làm nhân viên cho đại lý vé số cấp 1 từ khoảng  năm
2005 đến nay, cuối năm vừa rồi tôi mới kết hôn, tôi làm tại tphcm, được chủ bao ở không tốn tiền
nhà, bù lại tôi phải ra trực trông coi nhà cửa (cũng là đại lý vé số)  cho chủ đi bộ buổi sáng
từ lúc vào làm đến giờ. Tuy nhiên, từ khi tôi kết hôn chủ thường hỏi việc có ý định nghỉ làm
không? Tôi cũng thành thật trả lời, chắc là con làm vài tháng nữa rồi con nghỉ (vì tôi có đăng
kí học cử nhân luật qua mạng, cuối năm nay thi tốt nghiệp)  nên ráng làm kiếm tiền đóng tiền
học. Rồi chỗ làm có Cô đồng nghiệp vừa mất chồng, chủ bảo tôi giúp làm thế cô ấy buổi chiều
cho Cô ổn định tinh thần, được nữa tháng chủ kêu tôi lại nói, giúp trông ba( mẹ ruột chủ) do người
chăm sóc  phải nuôi con gái mới sinh và hứa trả  tôi 5 triệu / tháng Chủ cũng nói
thêm ngày nào người chăm bà không nghỉ  thì tôi qua phụ vé số với mọi người (công việc chính
chủ không cho làm vì vài tháng nữa tôi xin nghỉ) Trong thời gian này tôi mang thai, tôi chưa
nói với chủ nhưng chỗ đại lý vé số tôi làm ai cũng biết. Tôi tưởng chủ nói giữ lời, nào ngờ
hai ngày sau kêu tôi lại nói chuyện rằng : giờ tôi trông bà (mẹ  ruột chủ) tính ngày, sẽ trả
200/ngày  với điều kiện Cô chăm bà bận qua trông thay, nếu cô đó ở nhà thì tôi khỏi phải
trông, làm ngày nào trả tiền ngày ấy, còn việc trong đại lý vé số Chủ  bảo đủ người rồi, không
có việc cho tôi làm nữa. Tôi nói Cô trả tiền vậy sao con đủ chi tiêu, vậy là Cô muốn cho con
nghỉ việc đúng không? Chủ bảo ai biểu tôi có ý định nghỉ (vì tôi biết khi mình có ý định nghỉ
thì phải nói trước cho chủ, để người ta sắp xếp công việc không bị xáo trộn) Vậy mà chủ đối xử
tệ với tôi, khi tôi tận tình làm cho chủ suốt khoảng thời gian dài mà không có hợp đồng lao động,
không có chế độ bảo hiểm gì cả.Chủ đặt ra quy định ai làm đủ  5 năm  Cô thưởng  5
chỉ  vàng 24 ,thiếu một tháng cũng không được thưởng. Tôi đang nghi ngờ biết tôi có
thai  ,nên ép cho nghỉ luôn Xin luật sư giúp đỡ

Trả lời Không ký kết hợp đồng lao động bị xử lý thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư
vấn đến V-Law. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc giao kết hợp đồng lao
động.

Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao
kết hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:

Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng
lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động
.”

Theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 về hình thức hợp đồng lao động
thì:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được
làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các
bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
.”

Theo đó, khi nhận người lao động vào làm việc, đại lý phải có trách
nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Chủ đại lý vé số bên bạn không thực hiện việc
giao kết hợp đồng là vi phạm quy định pháp luật. Nhưng do thực tế bạn làm việc trong thời gian
dài và công việc mang tính chất thường xuyên, lâu dài, hai bên có thỏa thuận về công việc và lương
nên bạn và bên đại lý vẫn đang tồn tại một quan hệ lao động.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật lao động 2012 hợp
đồng lao động đối với người lao động giúp việc gia đình:

1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng
văn bản với người giúp việc gia đình.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người
giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.

3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình
thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở
.”

Như vậy theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động là
người làm công việc giúp việc gia đình phải ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Hợp đồng
này phải được ký bằng hình thức văn bản. Thời hạn hợp đồng lao động do các bên tự thỏa thuận phụ
thuộc vào ý chí của các bên. Do đó, trường hợp của bạn, bên chủ đại lý vé số đã vi phạm quy định
của pháp luật lao động về việc không ký kết hợp đồng lao động với bạn.

Khi vi phạm về việc giao kết hợp đồng như trên, bên đại lý vé số
của bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5, Điều 20 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao
động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành
vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không
giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ
các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người
lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo
một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người
đến 10 người lao động;

Điều 20. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia
đình

1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong
các hành vi sau đây:

a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp
việc gia đình;

b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình
thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn
.”

Thứ hai, về việc đại lý vi phạm quy định về đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài việc vi phạm quy định về không ký kết hợp đồng lao động, bên
đại lý vé số còn vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, đối
với hành vi này theo quy định Nghị định số 95/2013/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp

….3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng
tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3
Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã
hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này
.”

Thứ ba, về cách thức yêu cầu giải quyết tranh chấp bảo
vệ quyền lợi của NLĐ

Trước hết, với trường hợp bạn không ký hợp đồng lao động và không
đóng bảo hiểm xã hội thì bạn cần chứng minh quan hệ lao động của mình với đại lý vé số bên bạn bằng
một số cách thức như: Văn bản xác nhận của những người cùng làm việc, bảng thanh toán tiền lương
hàng tháng, xác nhận của kế toán,…. Khi đã chứng minh giữa bạn và bên đại lý có tồn tại quan hệ
lao động thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Phòng lao động-Thương binh xã hội yêu cầu giải
quyết vấn đề của bạn. Nếu không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Thanh tra lao động
thuộc Phòng lao động-Thương binh xã hội thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp
huyện nơi Đại lý đặt trụ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây