Công ty giữ bằng gốc của người lao động giải quyết như thế nào?

0
1216

 

Em chào anh chị trong ban tư vấn. Em có vấn đề muốn đại diện luật sư giải đáp thắc mắc giúp em ạ. Thời gian năm 2016 em mới ra trường xin đi làm tại một doanh nghiệp tư nhân ở vị trí kế toán bên phía công ty đã yêu cầu em nộp bằng gốc mà không có một giấy xác nhận nào, và tư nhân nên cũng không kí bất cứ một loại hợp đồng nào.

Sau đó em muốn thay đổi môi trường làm việc và đã xin nghi làm báo
trước 3 tháng. Trong thời gian 3 tháng đó giám đốc của doanh nghiệp đã đưa ra các hoá đơn em viết
sai ra kiểm tra và nói là bị thất lạc mất 1 hoá đơn, yêu cầu em tim lại từ khách hàng. Nhưng khi em
đên công ty của khách hàng hỏi thì họ không giữ và đã trả lại cho bên minh từ trước. Giám đốc doanh
nghiệp lấy lý do này giữ bằng gốc của em đến thời điểm nay 2018 không trả lại. Vậy em muốn hỏi luật
sư em nên làm gì để lấy lại bằng của em ạ.em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: 

Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến V-Law, trường hợp
của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết,
thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được phép giữ bản
chính văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ tùy thân của người lao động trong bất kỳ trường hợp nào. Do vậy,
việc công ty giữ bằng gốc của bạn là vi phạm quy định của pháp luật. Đối với hành vi giữ bản
gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại
Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ
đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động
cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không
kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi
vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp này, công ty có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 25.000.000.000 đồng. Đồng thời, công ty buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy
thân, văn bằng, chứng chỉ cho bạn. Để lấy lại giấy tờ gốc, bạn có thể trực tiếp yêu cầu công ty trả
lại cho mình. Trong trường hợp công ty không trả lại giấy tờ gốc, bạn có thể làm đơn gửi lên Phòng
Lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-LAw về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198


để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây