Hưởng chế độ thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe với lao động nữ sinh con

0
1933

Xin chào quý công ty ạ. Nhờ quý công ty tư vấn cho tôi một việc như sau. Tôi năm nay 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện. Tháng 11/2015 tôi có thi đỗ viên chức vào bệnh viện HN (bệnh viện bán công)

Câu hỏi tư vấn Hưởng chế độ thai sản và trợ cấp dưỡng sức:

Xin chào quý công ty ạ. Nhờ quý công ty tư
vấn cho tôi một việc như sau. Tôi năm nay 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện. Tháng 11/2015 tôi
có thi đỗ viên chức vào bệnh viện HN (bệnh viện bán công). Tháng 4/2016 tôi bắt đầu chính thức vào
làm ạ. Cùng thời điểm đó tôi mang bầu. Đến 30/9/2016 tôi hết 6 tháng thử việc, nhưng vẫn ăn lương
85% và được thông báo là lương chính thức 100% sẽ được truy lĩnh sau khi có quyết định của sở y tế.
Tôi làm việc đến 12/2016 thì nghỉ sinh bé. Tôi có được cơ quan đóng bảo hiểm y tế và BHXH. Đến
6/1/2017 tôi sinh cháu. Theo luật thì 1/7/2017 tôi sẽ đi làm lại. Nhưng do điều kiện công việc
nên sếp có mong muốn tôi đi làm sớm hơn.  Tôi đang băn khoăn là liệu đi làm sớm thế tôi có
được hưởng lương thêm không vì chị gái tôi có bảo là sẽ giảm tiền bảo hiểm của mình ạ. Tôi cũng
nghe nói đến nghỉ tuần đầu trước khi đi làm được trợ cấp thêm một khoản tiền nữa. Vậy quý công ty
cho tôi hỏi mấy vấn đề như sau:

1. Nếu tôi đi làm sớm 10/6/2017 thì tiền bảo hiểm xã hội tôi được
hưởng sẽ được tính thế nào ạ.?

2. Tôi có thể đi làm và lĩnh lương tháng 6 này của cơ quan như bình
thường, coi như chưa đi làm để được hưởng đầy đủ trợ cấp thai sản ko ạ. Tức là vừa được lương cơ
quan vừa được tiền thai sản trong tháng 6 này ạ.

3. Nếu muốn nhận trợ cấp cho 7 ngày nghỉ dưỡng sức gì đó sau khi bắt
đầu đi làm, tham khảo luật ở đâu và tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì ạ.

4. Cuối cùng là hồ sơ trợ cấp thai sản cần những gì ạ.

Xin cảm ơn quý công ty rất nhiều và mong sớm nhận được hồi âm ạ. Chân
thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn Hưởng chế độ thai sản và trợ cấp dưỡng sức:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư
vấn bởi V-LAw, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định điều kiện về thời
gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai
sản

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều
này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng quy định về thời gian hưởng chế độ
khi sinh con tại Điều 34 – Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh
con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ
hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không
quá 02 tháng.

Như vậy, nếu bạn đã đóng bảo hiểm đủ 6 tháng tính trong
khoàng thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì  được hưởng chế độ thai sản với
thời gian nghỉ thai sản tối đa là 6 tháng.

Về vấn đề, bạn đi làm trước khi kết thúc thời hạn nghỉ
sinh con, Điều 40 – Luật bảo hiểm xã hội có quy định:

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ
sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm
trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy
định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Do vậy, nếu trước khi thời hạn nghỉ thai sản kết thúc mà
bạn muốn đi làm sớm thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn
quy định, ngoài ra bạn vẫn được nhận tiền lương bình thường cho những ngày đi làm sớm
này.

Về trợ cấp cho 7 ngày nghỉ dưỡng sức sau khi bắt đầu đi làm lại,
Tại điều Điều 41 luật này cũng quy định cụ thể như sau:

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai
sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định
tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc
mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10
ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ
cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1
Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị
sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở
lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu
thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một
ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Do đó, nếu trong những ngày đầu đi làm lại, bạn cảm thấy
sức khỏe chưa thực sự hồi phục sau khi sinh con, thì sẽ được tạo điều kiện nghỉ dưỡng
sức, nghỉ phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp bạn sinh con bằng phương pháp phẫu
thuật, mức nghỉ tối đa sẽ là 07 ngày. Trong khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe này, bạn vẫn được hưởng chế độ bằng 30% mức lương cơ sở.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng
sức, phục hồi sức khỏe được quy định chi tiết tại Điều 9, Điều 10 – Quyết định
số: 636/QĐ-BHXH
, trong trường hợp của bạn, bạn có thể tham khảo một số điều
khoản sau để hoàn thiện thủ tục cho việc hưởng chế độ thai sản của mình:

Điều 9. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH
sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi
sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:

2.1. Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh
của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

2.2. Ngoài hồ sơ nêu tại Điểm 2.1 trên, có thêm:

2.2.1. Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử
của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau
khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

2.2.2. Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử
của mẹ;

2.2.3. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải
nghỉ việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);

2.2.4. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp
người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy
định của Bộ Y tế).

8. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản
chính).

Điều 10. Hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe

Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản
chính).

Do vậy, ngoài những giấy tờ phải chuẩn bị theo quy định
trên, chị có thể xin mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập để hoàn thiện hồ sơ hưởng
chế độ thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây