Tư vấn về chế độ thai sản cho lao động đã nghỉ việc

0
1117

Nội dung câu hỏi:

Mong cty luật tư vấn giúp trường hợp của tôi có được hưởng thai sản không ạ? Tôi tham gia BHXH từ tháng 11.2014 đến tháng 06.2016.

Đầu tháng 7.2016 tôi đã nghĩ việc vì lý do sức khỏe. Hiện tại tôi
đã sinh cháu vào ngày 25.01.2017. Tôi đã nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH tại nơi sinh sống nhưng hồ sơ
không được giải quyết. Lý do thời gian tham gia bảo hiểm chưa đủ 6 tháng trong vòng 12
tháng.

Câu hỏi 1: Vậy phản hồi của cơ quan bảo hiểm có chính xác không
ạ?

Câu hỏi 2: nếu tôi cung cấp được giấy chứng nhận nghỉ việc trước
khi sinh do sức khỏe kém thì có được hưởng chế độ thai sản không? Và mẫu giấy này do cơ quan nào
cấp và thời gian nghỉ từ ngày nào là hợp lệ ạ? Trung tâm y tế hoặc trung tâm sức khỏe bà mẹ và trẻ
em được không?

Mong Quý công ty tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm
ơn.

Nội dung tư vấn: 

Cảm ơn bạn đã
gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như
sau:

Việc phản hồi của cơ quan BHXH tại nơi bạn sinh sống là
không chính xác vì theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều
này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Hay theo quy định tại thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như
sau:

“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao
động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng
tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản
1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15
của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở
đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được
tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không
đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy dẫn chiếu theo quy định của pháp luật và dựa vào nội dung
tư vấn mà bạn đã đưa thì việc bạn sinh con vào ngày 25/1/2017 mà bạn tham gia bảo hiểm từ tháng
11/2014 đến tháng 7/2016 thì bạn dừng đóng. Do vậy trường hợp của bạn 12 tháng trước khi sinh được
tính từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016 vậy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn đã đủ 6 tháng
trong vòng 12 tháng trước khi sinh, vì vậy mà kết luận của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang
sinh sống là không chính xác.

Ngoài ra, trong
trường hợp thai yếu, tại Khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014  quy định như
sau: “3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12
tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có 

thẩm
quyền
thì phải
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con”

Vì vậy mà bạn cung cấp được giấy chứng nhận việc bạn nghỉ trước khi sinh do sức khỏe kém thì vẫn
được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 luật bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy
thời gian nghỉ hợp lệ của bạn khi bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng
12 tháng nếu như có giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trước khi sinh.

Thông tư số 14/2016/TT-BYT hướng dẫn chi Tiết thi hành một số Điều của Luật bảo
hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế, quy định như sau:

Điều 21. Quy định về cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai

“1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:

a) Bệnh viện có chuyên khoa phụ sản được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải
Điều trị các bệnh lý sản khoa;

b) Bệnh viện đa khoa và Hội đồng giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai do phải Điều trị các bệnh lý toàn thân;

c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a và Điểm
b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải Điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh
lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó”

Vậy bạn phải có giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai của bệnh viện có chuyên khoa phụ sản hoặc bệnh
viện đa khoa và hội đồng giám định y khoa hoặc người hành nghề tại có sở khám, chữa bệnh quy định
Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 21 Thông tư 12/2016/TT-BYT

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến
– 1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Trân trọng !

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây