Tư vấn về chế độ tai nạn lao động theo quy định hiện hành

0
1210

Nội dung tư vấn:

Luật sư tư vấn về tai nạn lao động và các chế độ người lao động được hưởng khi bị tại nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xin chào! Vào khoảng 23h30′ ngày 12/08/2015 mới bắt đầu ca đêm (c3)
được khoảng 1h 30p thì tôi bị tai nạn. Trong lúc kiểm tra sản phẩm và máy đang vận hành thì bị máy
cuốn vào tay áo và cuốn theo tay phải làm đứt rơi 4 ngón bàn tay phải và giữa cẳng tay làm đứt toàn
bộ phần mềm gân, động mạch chủ, dây thần kinh trụ, giữa….sau 15p đã được sơ cứu và đươc đưa đi BV
cấp cứu. trong vòng 1 năm tôi đã đc điều trị tại BV TW Quân Đội 108 tôi đã đi phẫu thauật 3 lần và
vẫn chưa hồi phục trong thời gian tới tôi vẫn phải tiếp tục đi phẫu thuật theo chỉ định của BS.
Hiện giờ bàn tay phải của tôi vẫn chưa thể hoạt động được. tôi bị đứt rời hoàn toàn 4 ngón ngang
bàn tay (đứt ngón 1, 2, 3, 4) chồng lại được 3 ngón 1, 2, 3 va bi cắt bỏ ngón 4 (ngón nhẫn) và đã
đc nối gân, động mạch, dây thần kinh ở phần giữa cẳng tay.Vậy CT cho tôi biết công ty tôi làm việc
phải chịu trách nhiệm như thế nào về vấn đề tôi đã nêu trên. thời gian tôi đc cty trả lương là bao
nhiêu tháng…. Và mức BHXH tôi đc hương như thế nào ạ. kính mong đc công ty trả lời và giải thích
giúp để tôi đc biết rõ hơn. tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn
đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến V-Law của chúng tôi, trường hợp của bạn
chúng tôi tư vấn như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận ,chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động xảy ra trong quá  trình lao động
gắn liền với việc thực hiện công việc,nhiệm vụ lao động.

Trách nhiệm của công ty hay người sử dụng được quy định
tại luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể theo Điều 38 thì người sử dụng có
trách nhiệm :

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí
sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo
hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận
suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám
định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y
tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính
người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó
cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

…”.

Như vậy,trách nhiệm của người sử dụng lao động là công ty bạn được
quy định cụ thể tại Điều 38 Luật an toàn về sinh lao động 2015 bạn tham khảo điều luật để bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Quyền lợi bạn được hưởng

Cũng theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì
bạn thuộc trường hợp được hưởng chế độ lao động tại Điểm a Khoản 1 Điều 45, bị tai nạn tại nơi làm
việc và trong giờ làm việc vì vậy sau khi được giám đinh mức suy giảm khả năng lao động. Do bạn
không nêu rõ mức giám định thương tổn là bao nhiêu phần trăm, với thông tin bạn cung
cấp về thương tật thì có thể thấy bạn bị thương khá nặng. Và bạn sẽ được giám định mức suy
giảm khả năng lao động quy định tại điều Điều 47 của luật này và dựa vào mức suy giảm để xác
định các quyền lợi liên quan đến tai nạn lao động cho bạn trong thời gian điều trị cũng như các chi
phí khác.

Do chưa có thông tin cụ thể giám định về mức suy giảm khả năng lao
động vì vậy sau khi giám định trường hợp của bạn có thể có hai trường hợp:

Trường hợp 1: bạn sẽ nhận trợ cấp một lần với mức giám
định suy giảm khả năng lao động 5% đến 30% theo quy định tại Điều 48 cụ thể:

Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì
được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được
hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được
tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền
lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động trường
hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián
đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của
chính tháng đó

Bạn dựa vào mức suy giảm lao động của mình để tính quyền lợi của tại
Điều 48 luật An toàn vệ sinh lao động.

Trường hợp 2: Bạn sẽ nhận trợ cấp hàng tháng theo quy định
tại điều 49 với mức suy giảm khá năng lao động từ 31% trở lên cụ thể:

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại
điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước
tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động
ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm
việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng
đó.

Như vậy nếu giám định mức suy giảm của bạn từ 31% trở lên thì bạn sẽ
được hưởng trợ cấp hằng tháng. Ngoài ra bạn cũng được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số
năm đóng bảo hiểm quy định trên tùy thuộc vào tiền lương và số năm bạn đã đóng BHXH để
tính quyền lợi theo Điểm b Khoản 2 điều này để tính quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến

1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây