Tư vấn về giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động

0
1234

Tóm tắt câu hỏi 1:

Luật sư vui lòng cho em hỏi : Khi em bị ốm bình thường và điều trị ngắn ngày (5 ngày) ở bệnh viện trái tuyển (BHYT, BHXH đăng ký BV ở Đà Nẵng nhưng nằm viện ở BV tư nhân ở Quảng Nam thì có phải làm tờ trình kèm theo hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau không thưa Luật sư. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời tư vấn: 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị
đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của
anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Nếu anh/chị là người lao động, có tham gia BHXH, bị ốm đau có
xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì chế độ ốm đau là quyền lợi của anh/chị, nếu nghỉ
theo chế độ ốm đau anh/chị sẽ được hưởng tiền lương do BHXH chi trả bằng 75% tiền lương tháng đóng
BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ (Căn cứ Điều 25 và 28 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014).

Về hồ sơ, Điều 100 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định: anh/chị chỉ
cần nộp bản chính hoặc bản sao giấy ra viện nếu điều trị nội trú hoặc giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trường hợp anh/chị điều trị ngoại trú lên người sử dụng
lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động hưởng chế độ ốm
đau gửi lên cơ quan BHXH để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

==========================

Tóm tắt câu hỏi 2:

Em có 1 thắc mắc về vấn đề BHXH ở cty. Em vào làm
việc ở cty từ tháng 5 năm 2015 sau 2 tháng thử việc e làm nhân viên chính của công ty. Tháng 7 năm
2016 vừa rồi e có đi mổ phải nghỉ việc 1 tuần e có nộp lại mẫu đơn của viện chứng nhận nghỉ hưởng
lương và e đã nộp cho bên BHXH của công ty. Nhưng ko chỉ e mà rất nhiều người đau ốm chờ đợi tới
nửa năm mà vẫn ko đc chi trả tiền BHXH đó. Có ý kiến thì ngta bảo bao giờ có đợt chi trả thì mới
trả mà người lao động cũng như em vẫn ko nhận đc . Trên đây là vấn đề e muốn hỏi cty về ý kiến
này Em cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của anh/chị
chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 102 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm
đau:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao
động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con,
nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất
trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao
động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật
này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao
động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm
xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
“.

Như vậy nếu anh/chị đã nộp đủ hồ sơ lên công ty thì trường hợp của
anh/chị sẽ có 3 khả năng:

Trường hợp 1: Công ty không nợ bảo hiểm, đã nộp hồ
sơ lên BHXH nhưng đã quá thời hạn mà BHXH chưa giải quyết. Trường hợp này thì anh/chị có thể
nhờ công ty đề nghị trả lời bằng văn bản lý do chậm giải quyết để lấy văn bản này làm căn cứ khiếu
nại.

Trường hợp 2: Công ty chưa nộp hồ sơ lên BHXH.
Trường hợp này anh/chị làm khiếu nại lên lãnh đạo công ty đề nghị giải quyết. Nếu công ty cố tình
không nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm cho người lao động, thì anh/chị có quyền khiếu nại
lên Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.

Trường hợp 3: Công ty đã nộp hồ sơ lên BHXH nhưng vì công ty
nợ bảo hiểm nên không được giải quyết chế độ
. Bảo hiểm xã hội có Công văn số
1741/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn như sau: “Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng
lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau đó người sử dụng
lao động thực hiện quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội (quyết toán hàng quý hoặc sớm hơn đối với
số trường hợp số tiền chi trả chế độ cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại
trong quý). Đối với các đơn vị chưa được quyết toán do đơn vị còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nay
đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện
quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định
“. Như vậy, người lao động có quyền
yêu cầu công ty phải đứng ra thanh toán chế độ trước cho người lao động rồi thực hiện quyết toán
với bên bảo hiểm sau khi trả đủ tiền nợ sau.
Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Tư vấn về giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động. Nếu còn vướng mắc,
chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật
sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ 

1900.6198
để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây