Trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất

0
1292
Trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho
người lao động mới nhất năm 2019. Các bước tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao
động khi nghỉ việc mới nhất năm 2019.


Sổ bảo hiểm xã hội là minh chứng ghi
lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, chính vì thế khi người lao động nghỉ
việc thì doanh nghiệp cần chốt bảo hiểm cho người lao động để cơ quan bảo hiểm xã hội có thể ghi
nhận quá trình đóng bảo hiểm của người lao động, để từ đó tính toán được các chế độ liên quan mà
người lao động được hưởng khi tham gia Bảo hiểm xã hội. Do vậy việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc
làm rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Theo đó V-Law
xin gửi đến bạn bài viết về trình tự thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
như sau.

 

Tư vấn trình tự thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người
lao động trực tuyến miễn phí: 1900.6198

Đầu tiên, khi nào cần
phải chốt sổ Bảo hiểm xã hội:

Người lao động khi tham gia đóng Bảo
hiểm xã hội thì sẽ nhận được sổ Bảo hiểm xã hội để ghi nhận của trình đóng Bảo hiểm của mình. Đây
cũng đồng thời là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội có thể theo rõi quá trình đóng bảo hiểm của
người lao động, từ đó biết được những quyền lợi mà họ được hưởng, là cơ sở giải quyết các chế độ
Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Do vậy khi người lao động nghỉ việc
tại doanh nghiệp, hoặc khi doanh nghiệp phá sản và không còn đóng Bảo hiểm xã hội nữa thì sẽ tiến
hành làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi dừng làm việc tại một đơn vị.

Thứ hai, ai là người có
trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Luật Lao
Động năm 2012 và khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi người lao động nghỉ việc thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội
cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đang giữ của người lao động.

Và đồng thời người sử dụng lao động
cũng có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho
người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi người lao động nghỉ việc
tại doanh nghiệp thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động. Thông thường người lao động sẽ không thể tự chốt sổ bảo hiểm trừ trường hợp
doanh nghiệp nơi người lao động làm việc bị phá sản.

Thứ ba, trình tự, thủ tục
chốt sổ Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người sử dụng
chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.

Thụ tục, trình tự chốt sổ Bảo hiểm
xã hội trong trường hợp người sử dụng lao động chốt sổ bảo hiểm cho người lao động gồm 2
bước:

Bước 1: Làm thủ tục Báo giảm
lao động khi người lao động nghỉ việc

Để người sử dụng chốt sổ bảo hiểm
cho người lao động thì đầu tiên cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi
người lao động nghỉ việc. Thủ tục Báo giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao
đông khá đơn giản, hồ sơ chốt sổ bảo hiểm bao gồm:

+ Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu
600a quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT.

+ Danh sách lao động tham gia Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội (Mẫu D02-TS).

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
(nếu có).

+ Tờ bìa sổ Bảo
hiểm xã hội hoặc c

ác tờ rời của sổ trong trường hợp người lao động đã
tham gia Bảo hiểm xã hội nhiều lần.

+ Bản sao quyết định chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc vừa hết hạn.

+ Thẻ Bảo hiểm y tế còn thời hạn sử
dụng của người lao động.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ người
sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc nộp trực tuyến quan mạng,
đây cũng là hình thức báo giảm lao động phổ biến hiện nay của doanh nghiệp, rất ít cơ quan Bảo hiểm
xã hội còn nhận hồ sơ giấy trực tiếp từ người sử dụng lao động mà chủ yếu là nhận hồ sơ báo giảm
lao động qua mạng.

Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ hoàn tất thủ tục báo
giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.

– Bước 2: Làm thủ tục chốt sổ
bảo hiểm cho người lao động.

Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm
người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động sẽ tiến
hành thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hồ sơ chốt sổ lao động bao
gồm:

+ Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao
động theo mẫu sổ cũ hoặc tờ rời bảo hiểm xã hội theo mẫu sổ mới, trường hợp người lao động đã tham
gia Bảo hiểm xã hội nhiều lần thì chuẩn bị các bìa rời sổ Bảo hiểm xã hội (nếu có).

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông
tin người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS, 01 bản).

Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội người
sử dụng lao động cũng có thể nộp trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội, nộp qua đường bưu điện,
hoặc nộp trực tuyến trên mạng đều được.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày
chấm dứt hợp đồng người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội để
người sử dụng lao động có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới, chậm nhất là đến 30 ngày
khi người lao động nghỉ việc tại công ty, nếu quá 30 ngày doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ
hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của Bảo
hiểm xã hội.

Trên thực tế, trong quá trình thực
hiện các thủ tục chốt sổ cho người lao đông, người sử dụng lao động cần phải thực hiện hoàn tất các
nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm của người lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Nếu không cơ quan
bảo hiểm xã hội sẽ không thực hiện thủ tục báo giảm cho người lao động và mặc định coi như người
lao động vẫn đang tham gia bảo hiểm xã hội. các thủ tục chốt sổ và báo giảm cho người lao động thì
người sử dụng có thể nộp 2 loại hồ sơ này cùng nhau, và khi nhận được đầy đủ hồ sơ và doanh nghiệp
đã thanh toán hoàn tất bảo hiểm của người lao động đầy đủ thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành
giải quyết gộp cả 2 bước này. Và người sử dụng lao động khi thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã
hội cho người lao động thì có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng chứ không cần phải đến trực tiếp cơ
quan Bảo hiểm xã hội hay nộp hồ sơ qua đường bưu điện nữa, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp cũng
đang áp dụng cách nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm này vì sự thuận tiện của nó.

Trường hợp doanh nghiệp
phá sản và người lao động tự chốt sổ bảo hiểm:

Do mỗi người chỉ được có một số Bảo
hiểm xã hội, cho nên người lao động nghỉ việc muốn được tiếp tục đóng bảo hiểm ở công ty khác mà
chưa được chốt sổ ở công ty cũ do công ty cũ phá sản thì người lao động có thể tự thực hiện chốt sổ
Bảo hiểm xã hội để tiếp tục đóng bảo hiểm ở công ty mới. Khi đó người lao động có thể tự thực hiện
chốt sổ bảo hiểm cho mình tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi công ty đóng Bảo hiểm xã hội cho
mình.

Khi làm thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã
hội, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Sổ Bảo hiểm xã hội và các tờ rời
sổ Bảo hiểm xã hội (nếu có).

– Đơn đề nghị chốt sổ Bảo hiểm xã
hội của người lao động ghi rõ lý do, tên đơn vị phá sản.

– Quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ
liên quan đến việc giải thể, phá sản của doanh nghiệp cũ (nếu có).

– Bản sao Chứng minh nhân dân, hoặc
thẻ căn cước công dân.

 

Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiễm xã hội trực tuyến miễn
phí trên toàn quốc: 1900.6198

Theo quy định tại điểm 3.2
khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì khi người lao động tự chốt sổ Bảo hiểm, thời gian
đóng bảo hiểm sẽ được chốt đến thời điểm công ty đã tham gia cho người lao động, trường hợp số tiền
đóng thiếu được thu hồi thì số tiền đơn vị còn nợ sẽ được xác nhận bổ sung trên sổ Bảo
hiểm.

Trên đây là toàn bộ nội dung
liên quan đến Trình tự thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất. Ngoài ra bạn có
thể tham khảo các dịch vụ của V-Law liên quan đến vấn đề Bảo hiểm xã hội như
sau:

 

– Tư vấn các quy định về pháp luật
và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao
động;

– Tư vấn về hồ sơ, giấy tờ tài liệu
liên quan đến Bảo hiểm xã hội;

– Thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ
và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

– Tư vấn về thời gian tham gia Bảo
hiểm xã hội để được hưởng hưu trí.

– Tư vấn về các quy định quy chế của
Bảo hiểm xã hội còn liên quan tới cách giải quyết chế độ người lao động bị ốm đau; chế độ thai sản;
tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ
học nghề cho lao động mới; hỗ trợ lao động tìm việc làm…

– Tư vấn quyền lợi của người lao
động khi tham gia Bảo hiểm y tế.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây