Quy định về nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

0
1213
Nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người
lao động của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là người lao động làm việc tại một công ty cổ phần. Tôi đóng bảo hiểm xã
hội ở công ty được 2 năm. Do vấn đề cá nhân tôi xin nghỉ làm tại công ty. Tôi nghỉ từ tháng 7/2015
nhưng đến nay công ty vẫn không tiến hành hoạt động trả lại sổ bảo hiểm cho tôi. Như vậy là bên
công ty cũ của tôi có làm sai trong việc không trả sổ bảo hiểm cho tôi hay không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2012 khi quy định về trách
nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động đã ghi nhận như
sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết
hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt
hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;
trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và
trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị
giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

Như vậy, theo khoản 3, Điều 47, Luật lao động 2012 thì bên người sử
dụng lao động phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm của người lao động, trong trường hợp người sử
dụng lao động không trả sổ bảo hiểm. Hành vi người sử dụng lao động cố tình không trả số bảo hiểm
xã hội cho bạn đúng thời hạn đã vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại
khoản 2, Điều 135 Luật bảo hiểm xã hội . Cụ thể là “không cấp sổ bảo hiểm xã hội
hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của luật
này”.

Ngoài ra, căn cứ điểm d, khoản 1, của Điều 31 cùng với điểm c khoản 1 Điều
33 của  Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì nhưng tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định
của pháp luật về lao động sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở. Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện doanh nghiệp về việc chậm trả sổ bảo hiểm
xã hội đến tòa án để giải quyết quyền lợi cho mình.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây