Quy định về người giao kết hợp đồng lao động

0
1461
Quy định về người giao kết hợp đồng lao
động. Hình thức hợp đồng lao động theo quy định Bộ luật lao động 2012.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi luật sư: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động
theo Luật hợp tác xã 2012. Hội đồng quản trị và ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu ra có phải
ký hợp đồng lao động không? Nếu phải ký hợp đồng thì ký với ai? Xin cảm ơn luật
sư!

Trả lời câu hỏi:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình
đến V-Law. Với thắc mắc của
bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư
vấn của mình như sau:

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3
quy định:

“1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý,
điều hành của người sử dụng lao động.

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

Đối với các doanh nghiệp hoạt động
theo Luật hợp tác xã 2012, thàn viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
do Đại hội thành viên bầu. Nếu có phát sinh hoạt động lao động, có lao động tại hợp tác xã, được
trả lương theo sự thỏa thuận hai bên, chịu sự quản lý và điều hành của người sử dụng lao động thì
vẫn ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc,
người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao
động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp
luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong
nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như
giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết
phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký
của từng người lao động.”

Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người giao
kết hợp đồng lao động như sau:

– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử
dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ
của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Quy định về người giao kết hợp đồng lao động

1900.6198

+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy
định của pháp luật;

+ Chủ hộ gia đình;

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao
động.

Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía
người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1

Điều 3
không trực tiếp giao
kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động
theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người
lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở
lên;

+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao
động;

+ Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới
15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;

+ Người lao động được những người lao động trong
nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

– Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy
định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP không được tiếp tục ủy quyền cho
người khác giao kết hợp đồng lao động.

Như vật, hợp đồng lao động sẽ ký với người đại diện
theo pháp luật của hợp tác xã.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây