Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

0
1250
Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm
xã hội không? Công ty không chốt sổ bảo hiểm thì mình có được tự chốt sổ bảo hiểm
không?


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi hiện em nghỉ công ty được 1
tháng và em đến hỏi sổ bảo hiểm thì công ty chưa chốt sổ bảo hiểm cho em. Em muốn tự
chốt sổ bảo hiểm. Em bị mất thẻ bảo hiểm y tế nhưg em có giấy quyết định nghỉ việc của
công ty thì có chốt sổ được không (mong luật sư có thể
trả lời cho em, em xin cảm ơn)?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình
đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của
bạn, tôi

xin được đưa ra quan điểm tư vấn của
mình như sau:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao
động đã giữ lại của người lao động.”

Nếu quá thời
hạn công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định
95/2013/NĐ-CP: “không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của
người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ
luật Lao động”; cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và
trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động”.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật
lao động qua tổng đài:
 1900.6198

Do đó, việc chốt sổ là trách nhiệm của
bên chủ sử dụng lao động, ngoài ra áp dụng theo quy định tại Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH ngày 9
tháng 9 năm 2015

“Điều 34.  Đơn
vị sử dụng lao động, UBN
D xã, Đại lý thu và cơ quan quản lý
đối tượng

1. Đơn vị sử dụng lao động

1.1. Tham gia lần đầu:

a) Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này và nộp hồ sơ
cho cơ quan BHXH.

b) Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy
định.

c) Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người
lao động.

d) Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người lao
động.

1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng
tháng:

a) Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH,
BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi,
điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho
cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH,
thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời
hạn.

b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho
người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật.”

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu trực tiếp bên công ty của của mình
thực hiện thủ tục chốt sổ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động như bạn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây