Trách nhiệm trả lương trong những ngày người lao động nghỉ chế độ ốm đau

0
1215

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Đoàn luật sư

Em có một câu hỏi xin dc tư vấn và hướng dẫn
Em là người lao động tốt nghiệp Đại học có kinh nghiệm quản lý và điều hành một phân xưởng
may. Em ký hợp đồng với loại hợp đồng không xác định thời hạn theo lương khoán là 15 triệu/
tháng (Cty 100 % vốn nước ngoài). Vì cty muốn giảm bớt 02 chi phí đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, và giảm khoản tiền thưởng Tết cổ truyền Việt Nam
Cty yêu cầu tôi chia số tiền thỏa thuận khoán 15 tr / tháng ra làm 04 khoản như sau
Lương cơ bản : 8 triệu, và 3 khoản phụ cấp sau : Chức vụ quản lý điều hành (Quản đốc) là 5 tr/
tháng, trách nhiệm là 1,5 tr/ tháng,
Phụ cấp tiền điện thoại để gọi điện báo cáo và giao dịch 500 ng/ tháng.
Suốt 11 tháng làm việc, tôi khỏe mạnh không nghỉ ốm nên tiền lương không có thay đổi , vẫn như lời
giao kết trong hợp đồng.
Có 1 tháng , em bị ốm phải nhập viện 5 ngày điều trị nội trú đúng tuyến khám chữa bệnh ban đầu của
thẻ bảo hiểm.
Kế toán tính lương trừ đi 03 khoản phụ cấp nêu trên của 05 ngày nghỉ ốm.
Xin hỏi Đoàn luật sư tư vấn : Cách tính trừ 05 ngày nghỉ ốm vào 03 khoản phụ cấp trên có đúng không
? có vi phạm thỏa thuận cam kết trong hợp đồng Lao động ký kết giữa 02 bên không?

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới V-Law. Yêu cầu của anh được tư vấn như
sau:

Theo như anh trình bày, anh có 1 tháng nghỉ ốm và phải điều trị nội trú 05 ngày tại cơ sở khám chữa
bệnh đúng tuyến.

Thứ nhất, theo quy định tại BLLĐ 2012, thì nếu anh nghỉ chế độ ốm đau theo Luật
BHXH 2006 thì phía chủ sử dụng lao động không phải trả lương cho anh trong thời gian anh điều trị.
Chế độ ốm đau sẽ do BHXH trực tiếp chi trả nếu anh đủ điều kiện theo quy định.

Chúng tôi đã có nội dung tư vấn:
“Nghỉ ốm đau công ty có phải trả lương không?”.

Anh có thể tham khảo tại đường
dẫn:

.

Vậy, trong thời gian anh nghỉ hưởng
chế độ ốm đau phía công ty không phải trả lương cho anh trong thời gian này; và hành vi của công ty
theo anh trình bày không vi phạm pháp luật lao động.

Thứ hai, để được
hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Luật BHXH 2006 thì thủ tục như sau:

” Điều
112.
 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người lao
động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người
lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ
0,7 trở lên.

4. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo
giấy khám bệnh của con đối với người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

5. Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau do người sử dụng lao động
lập”.

Thứ 3, về mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:

” Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau

  1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1,
    điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công
    đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Mức hưởng chế độ ốm đau của anh được
tính như sau: 75% x 8.000.000 VNĐ/ 26 x 5 ~ 1.153.846
VNĐ(Thông thường ngày làm việc trong tháng là 26
ngày).

Bởi tiền lương của anh đã được thỏa thuận chia thành 4 khoản, bao gồm
lương đóng BHXH và các khoản trợ cấp khác nên trường hợp này sẽ ảnh hưởng tới các chế độ của BHXH
anh được hưởng.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm trả lương trong những
ngày người lao động nghỉ chế độ ốm đau
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp
lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây