Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh?

0
1277

Câu hỏi tư vấn:

Em nộp BHXH từ 09/ 2012 đến nay, hiện nay em đang mang thai và sắp sinh em bé vào tháng 8/2016. Nhưng do quyết định của công ty sát nhập chi nhánh ( giải thể chi nhánh em đang làm việc) nên em không còn việc làm và công ty đang nói làm đơn xin nghỉ việc.

 Cho em hỏi khi em làm đơn xin nghỉ việc thì hồ sơ để hưởng thai
sản gồm những gì? Và em sẽ thanh toán chế độ thai sản ở đâu ( Hiện tại em đang làm việc tại tỉnh
Sơn La nhưng công ty ở trong thành phố hồ chí minh và đóng bảo hiểm tại tp hồ chí minh) +Nộp vào
thời gian nào? và cách tính BH như thế nào? ( Lương đóng BHXH là 3.250.000 đ/ tháng)

2. Về BHTN em đóng từ 09/2012 đến nay.. Vậy em có được hưởng BHTN
không và nếu được thì hồ sơ phải nộp từ khi nào và nộp ở đâu? Em rất mong nhận được câu trả lời của
anh/chị. Em xin cảm ơn anh/chị rất nhiều!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn tới V-Law, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

-Thứ nhất, thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc.

Do bạn nghỉ việc trước thời điểm hưởng chế độ thai sản nên hồ sơ bao
gồm:

+Sổ bảo hiểm;

+Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

+Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản( theo mẫu).

**Thời gian giải quyết chế độ thai sản.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 :

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai
sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc,
người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3
và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con,
nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất
trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao
động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật
này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao
động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ
quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Đồng thời, thông tư số 59/2015/ TT-BLĐTBXH quy định:

Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai
sản

1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy
định tại Điều 101 và 102 Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 Nghị định số
115/2015/NĐ-CP 

2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho
người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con
nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư
trú.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản
của bạn sẽ được nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú( Sơn La). Đồng thời, luật cũng
không quy định rõ trong thời hạn bao lâu sẽ phải nộp hồ sơ nên có thể hiệu tại thời điểm bạn chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì sẽ nộp luôn cho cơ quan bảo hiểm và trong
thời hạn 5 ngày từ ngày nhận được hồ sơ của bạn thì cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm tri trả chế
độ.

Điều 39.

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các
Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như
sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao
động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32,
Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của
các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại
Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia
cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được
tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có
ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một
ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Theo đó, tiền hưởng chế độ thai sản của bạn sẽ  bằng 100%
mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc. Cụ
thể, mức lương 6 tháng cuối của bạn là 3.250.000 đ/ tháng nên tiền hưởng chế độ của bạn sẽ
là: 3.250.000 x 6 tháng = 19.500.000 đồng

Ngoài ra, bạn còn được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức
lương cơ sở tại tháng sinh con. Cụ thể,

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động
nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã
hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi
con.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay 1.210.000 đồng, nên mức trợ
cấp một lần bạn nhận được sẽ: 1.210.000 x 2 = 2.420.000 đồng. Vậy tổng cộng số tiền bạn nhận được
là  2420019.5 đồng

-Thứ hai, trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định của Luật việc làm 2013 về điều kiện và mức hưởng trợ
cấp thất nghiệp. Cụ thể,

Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang
đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ
các trường hợp sau đây:

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong
thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12
tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Như vậy, trường hợp của bạn đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ
năm 2012 và việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật nên thuộc đối tượng được hưởng
trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm có quyết định nghỉ việc bạn sẽ
phải làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm theo quy định. Cụ
thể:

Điều  46. Hưởng

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch
vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc
làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho
người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp
thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ
cấp thất nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thủ tục và mức hưởng trợ cấp thất
nghiệp tại :/hoi-dap-lao-dong/dieu-kien-va-thu-tuc-huong-tro-cap-that-nghiep-.aspx

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối
với lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ
pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực
tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây