Đóng BHXH, BHYT của lao động nữ đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con

0
1280

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và trong thời gian này có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nội dung yêu cầu Đóng BHXH, BHYT của lao động nữ :

Em đang làm tại công ty cổ phần A, em đã
kí hợp đồng không thời hạn. Em muốn hỏi: Em sinh con ngày 30/10/2015 và khi được 4 tháng (tức ngày
04/03/2016) em đi làm trở lại  nhưng em được công ty báo là em không được nghỉ dưỡng sức vì lí
do là do em xin đi làm sớm (khi đi làm em có giấy khám sức khỏe chứng nhận đủ sức khỏe để làm
việc). Vậy xin hỏi công ty làm vậy có đúng không? Công ty còn nói em phải tự đóng BHXH cho những
tháng em đi làm sớm và họ nói đó là quy định mới có của năm 2016. Em xin hỏi có đúng vậy không ạ?
Quy định pháp luật thế nào mong luật sư tư vấn, em xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn Đóng BHXH, BHYT của lao động nữ :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến V-Law,
chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Điều 40 Luật BHXH 2014 quy định về lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

” 1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc
khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ
sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3
Điều 34 của Luật này”

Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai
sản
 quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này,
t
rong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe
chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp
sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng
lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành
lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ
sở”.

Điều 12 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:

“…

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được
tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được
hướng dẫn như sau:

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định
thì
 thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc
đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ
thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai
sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội
nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.

Chiểu theo quy định nêu trên, đơn vị không đồng ý cho chị nghỉ, hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hành vi yêu cầu chị phải đóng toàn bộ khoản
tiền BHXH, BHYT trong thời gian đi làm sớm là trái quy định.

Bởi, mặc dù thời gian lao đông nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh theo quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 12 Luật BHXH 2014 phải đóng BHXH, BHYT nhưng trách nhiệm đó vẫn thuộc về người sử
dụng lao động và người lao động. Tức, trường hợp này NSDLĐ vẫn phải thực hiện trích và đóng đúng tỷ
lệ Luật định (21% vào quỹ BHXH, BHYT); còn NLĐ bị trích (9,5% vào quỹ BHXH, BHYT).

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đóng BHXH, BHYT của lao động nữ đi
làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp
lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây