Đóng BHYT lần đầu cho người lao động

0
1248
Hiện nay tôi đang có nhu cầu đóng BHYT cho
nhân viên trong công ty nhưng không biết thủ tục như thế nào và mua ở đâu?


Tóm tắt câu hỏi Đóng BHYT lần đầu cho người lao động:

Hiện nay tôi đang có nhu cầu đóng BHYT cho nhân viên trong
công ty nhưng không biết thủ tục như thế nào và mua ở đâu? Công ty tôi đã thành lập được 3 năm, có
trụ sở tại quận Đống Đa – Hà Nội. Tôi muốn mua BHYT cho những nhân viên gắn bó với công ty. Công ty
tôi có ít nhân viên, tôi định mua cho 3 người. Rất mong được sự tư vấn và giải đáp của luật
sư.

Luật sư tư Đóng BHYT lần đầu cho người lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm
2014 (Luật BHYT) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc cho Người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công
chức, viên chức (Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT).

Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người
lao động, trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3, như vậy người sử
dụng lao động đóng 3% (Điều 13 Luật BHYT và Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế).

Bên cạnh BHYT, người sử dụng lao động cũng phải có trách
nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho đối tượng người lao động nêu trên. Theo quy
định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Luật Việc làm 2013 thì người sử dụng phải đóng bảo hiểm xã
hội mới mức bằng 18% mức tiền lương, tiền công hàng tháng và 1% bảo hiểm thất
nghiệp.

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và trích tiền đóng từ tiền lương của người
lao động để nộp cùng một lúc.

Thủ tục đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất
nghiệp lần đầu cho người lao động như sau:

1. Nơi nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan
BHXH, riêng dữ liệu điện tử có thể chuyển qua internet….

 

1900.6198

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ bao gồm các thành phần
sau cho đơn vị:

+ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN;

+ 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia
BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu);

+ Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN:
thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần
cấp;

+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có
công…): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động

– Hướng dẫn người tham gia BHXH, BHYT kê khai tờ khai, kiểm
tra, đối chiếu và ký trong tờ khai của người lao động.

– Nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ
sơ dưới đây, dữ liệu điện tử (nếu có) tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH:

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động;

+ 02 bản danh sách lao động tham gia BHXH,
BHYT;

+  Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một
lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (Mẫu D01-TS), kèm theo: Phương án sản xuất, kinh
doanh của đơn vị; Phương thức trả lương cho người lao động.

Bước 3: Đối với cơ quan BHXH

– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có) của
đơn vị tham gia BHXH, BHYT. Kiểm đếm thành phần và số lượng, nếu đúng, đủ theo quy định thì viết
giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định thì ghi rõ và trả lại. Sau đó chuyển hồ
sơ  đúng, đủ cho bộ phận Thu theo quy định.

– Bộ phận Thu: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nhập dữ liệu vào
chương trình quản lý thu sau đó chuyển hồ sơ đã giải quyết cho bộ phận Cấp sổ
thẻ.

– Bộ phận Cấp sổ thẻ: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ sau đó gửi dữ
liệu về BHXH tỉnh. BHXH tỉnh kiểm tra, cho phép thì in sổ BHXH (đối với trường hợp chưa có sổ
BHXH), thẻ BHYT; chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.

3. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp thẻ BHYT tối đa không quá 10 ngày làm việc; cấp
sổ BHXH không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   1900.6198

để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây