Quyền của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

0
1206
Quyền của tổ chức sự nghiệp đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài được quy định cụ thể như sau:


Tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động sang nước ngoài làm việc khi đã xin phép và khi có
đủ các điều kiện mà pháp luật cho phép.

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật thì tổ chức
sự nghiệp khi đưa người lao động sang nước ngoài làm việc còn có những quyenf năng riêng được pháp
luật cho phép.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định về quyền của tổ chức sự nghiệp như
sau:

Thứ nhất, tổ chức tuyển chọn, đào
tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức sự nghiệp có thể tổ chức tuyển chọn
người lao động xem người nào có năng lực và tiến hành đào tạo người lao động để đưa người lao động
sang nước ngoài làm việc.

Thứ hai, ký kết Hợp đồng cung ứng
lao động với đối tác nước ngoài, ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với
người lao động theo quy định tại Điều 17 của  Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.

Thứ ba, yêu cầu người lao động giới
thiệu người bảo lãnh.

Thứ tư, được thu một khoản tiền của
người lao động để chi phí cho việc thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy
định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40
Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  hoặc của Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ năm, yêu cầu người lao động bồi
thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao
động gây ra thiệt hại cho tổ chức sự nghiệp thì người lao động phải chịu trách nhiệm về việc bồi
thường khi có sự vi phạm này.

Thứ sáu, khiếu nại, khởi kiện về
quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

Thứ bảy, đơn phương thanh lý Hợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng
không về nước hoặc tổ chức sự nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm
tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc
người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây