Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc

0
1178

Xin chào luật sư Xin luật sư cho em hỏi chồng em đang làm ở bệnh viện nhà nước, nay do điều kiện không tiếp tục làm việc mà muốn xin nghỉ thì có bị phạt không? Nếu bị phạt thì phạt bao nhiêu? Có bị giữ bằng 3 năm không? Và có ảnh hưởng gì nếu ra ngoài làm tư nhân không? Em xin chân thành cảm ơn ah!

Trả lời tư vấn Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Chào chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ
của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể
sau đây:

Chồng chị hiện nay đang làm việc tại Bệnh viện của nhà nước,
nhưng chị không nói rõ chông chị là người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ hay là đã được tuyển
dụng làm viên chức (làm việc theo hợp đồng làm việc). Nên chúng tôi chia ra 2 TH như sau:
TH1: chồng chị làm việc tại Bệnh viện theo chế độ hợp đồng lao
động.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người lao động – Bộ luật lao động 2012 quy định: 

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau
đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc
hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại
các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn;
ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời
hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ
luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao
động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Chồng chị là người lao động, thì tùy theo loại hợp đồng giao kết
việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ là khác nhau. Theo đó, nếu là HĐLĐ xác định thời hạn thì khi đơn
phương chấm dứt HĐLD sẽ phải có lý do theo khoản 1 điều 37 và thực hiện trách nhiệm báo trước tương
ứng theo khảng 2 điều 37. Nếu là HĐLĐ không xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 45 ngày, hết 45
ngày chồng chị có quyền nghỉ việc.

Như vậy, khi chồng chị thực hiện quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ đúng theo quy định trên thì không phải bồi thường. Nếu thực hiện không đúng, thì trách nhiệm
bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người
sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”

Trường hợp 2: Chồng chị là viên chức làm việc theo chế độ của hợp
đồng làm việc.

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

“….

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định
thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn
đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm
việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không
thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày
đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối
với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”

Căn cứ theo quy định trên, nếu chồng chị là viên chức thì khi thực
hiện quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng làm việc chồng chị phải thực hiện theo quy định trên. Nếu
thực hiện sai thì trách nhiệm bồi thường như TH 1.

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui
lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực
tuyến 1900.6198 ).

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây